Skip to content

Ảnh hưởng của tăng huyết áp với cơ thể

Bác Sĩ Tim Mạch 09.06.20152428 lượt xem
Tăng huyết áp là bệnh có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể. Nhiều cơ quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng như động mạch, tim não, thận…

Tăng huyết áp là bệnh có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể. Nhiều cơ quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng như động mạch, tim não, thận…

Tăng huyết áp với cơ thể

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến động mạch

  • Tăng huyết áp làm áp lực trong động mạch thường xuyên tăng cao, làm cho thành động mạch dày lên, giảm tính đàn hồi tiến tới xơ vữa động mạch. Hay gặp ở động mạch chi dưới, động mạch cổ ….
  • Phình tách thành động mạch: phình tách động mạch chủ là một biến chứng hay gặp. Túi phình động mạch có thể gặp ở não, ở động mạch chủ… Do tổn thương sẵn có của xơ vữa động mạch và tình trạng viêm nhiễm, các cục máu đông có thể gặp ở thành động mạch, khi bong ra có thể dẫn đến tai biến nhồi máu não, nhồi máu các chi…

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến tim

  • Giãn nhĩ trái, dày thất trái là những biến chứng ở tim hay gặp. Ở giai đoạn muộn, thất trái vừa dày lại vừa giãn to.
  • Đau thắt ngực do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Suy tim.
  • Do tổn thương sẵn có của vữa xơ động mạch và tình trạng viêm nhiễm ở các van tim, các cục máu đông có thể gặp ở tim, khi bong ra có thể dẫn đến tai biến nhồi máu não, nhồi máu ở các chi…
  • Các dấu hiệu này được chẩn đoán bằng siêu âm, điện tim, chụp X quang.

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến tim

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến tim

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến não

  • Thiếu máu não thực sự chiếm khoảng 20% các trường hợp thiếu máu não do các cục máu đông hình thành từ tim, động mạch cảnh hoặc động mạch cổ khi rời khỏi thành mạch phụt ngược lên não gây nhũn não, có thể dẫn đến liệt và các triệu chứng khác tùy vùng não bị tổn thương. THA kèm theo tình trạng vữa xơ động mạch làm cho lòng mạch bị chít hẹp, gây thiếu máu nuôi dưỡng não, còn được gọi là thiểu năng tuần hoàn não.
  • Thiếu máu thoáng qua chiếm khoảng 75%. Có thể do 2 nguyên nhân:

+ Tắc động mạch trong thời gian ngắn do cục máu đông tại tim hoặc tại các động mạch bị vữa xơ.

+ Do hạ HA, đặc biệt là hạ HA tư thế đứng ở những bệnh nhân mà động mạch não là vị trí bị tắc nghẽn liên tục.

  • Bệnh não do tăng huyết áp. Có thể xảy ra theo hai cách.

+ Tăng huyết áp gây co thắt hoặc co hẹp lòng động mạch một cách dữ dội làm giảm lưu lượng máu lên não, có thể gây xuất huyết não dạng chấm…

+ Khi huyết áp tăng quá một giới hạn nhất định, vai trò điều hòa của động mạch não bị phá vỡ làm tăng đột ngột một lượng máu lên não, áp lực mao mạch tăng dần có thể dẫn đến phù não hoặc xuất huyết não dạng chấm như trên.

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến thận

  • Xơ hóa thận, teo thận, suy thận.
  • Tăng huyết áp dẫn đến suy thận, suy thận làm tăng huyết áp; đây là một vòng bệnh lý luẩn quẩn làm tăng nặng tình trạng bệnh của bệnh nhân tăng huyết áp.

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến thận

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến thận

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến mắt

  • Gây bệnh lý về mắt như các bệnh lý võng mạc, thậm chí mù mắt.

Bệnh huyết áp là căn bệnh khá nguy hiểm, do đó cần được phát hiện và xử trí sớm. Hiện nay, phòng khám tim mạchsố 66 - Đốc Ngữ - Ba Đình - Hà Nội là phòng khám chuyên khoa tim mạch uy tín tại Hà Nội, thực hiện khám và tư vấn bệnh miễn phí cho bệnh nhân tim mạch trên toàn quốc.

Lưu ý: Nếu bạn gặp phải những triệu chứng: Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành, bệnh mạch vành thì bạn cần gọi điện hỏi thăm ý kiến Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

 Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin