Skip to content

Cách đo huyết áp cơ như thế nào cho chính xác?

Bác Sĩ Tim Mạch 20.01.20176335 lượt xem
Máy đo huyết áp là thiết bị cần thiết của hầu hết các gia đình để giúp theo dõi sự biến thiên của chỉ số huyết áp. Hiện nay có khá nhiều loại máy đo huyết áp điện tử nhưng chỉ số huyết áp của máy đo điện tử có sai số khá lớn, vì vậy máy huyết áp cơ không những được sử dụng tại bệnh viện mà còn được nhiều người sử dụng tại nhà. Vậy cách đo huyết áp cơ thế nào cho chính xác?

Cách đo huyết áp cơ như thế nào cho chính xác?

Cách đo huyết áp cơ như thế nào cho chính xác? (Nguồn: internet)

Máy đo huyết áp cơ có những ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm:

Máy đo huyết áp cơ có giá thành khá rẻ, phù hợp với túi tiền của đa số mọi người. Mặt khác, máy đo huyết cơ thường cho kết quả đo chính xác, với sự sai số rất nhỏ nếu như biết đo đúng cách.

Nhược điểm:

- Máy sử dụng khá khó khi tự đo và nếu như nghe bị sai một nhịp thì kết quả sẽ lệch đi 10 mmHg, cách đo hơi phức tạp với những người chưa sử dụng máy đo huyết áp cơ vì phải sử dụng phối hợp cả đồng hồ, quả bóp, ống nghe.

- Máy có thể đưa ra sai số lớn nếu không quen đo, hay khả năng nghe kém, băng quấn tay không đúng kích cỡ, quấn băng tay không chặt...

Tuy nhiên nếu trong gia đình có người biết đo huyết áp cơ thì nên mua huyết áp cơ vể để sử dụng để cho kết quả chính xác.

Cách đo huyết áp cơ chính xác.

Chuẩn bị trước khi đo huyết áp:

- Bạn phải cởi bỏ những y phục bó sát cơ thể, đặc biệt là vùng bắp tay để không có áp lực ảnh hưởng đến sự lưu thông dòng máu làm sai lệch kết quả đo.

- Trước khi đo huyết áp, không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc là… Nếu trong trường hợp vừa đi ra ngoài về thì cần nghỉ ngơi thoải mái ít nhất 5 phút rồi mới tiến hành đo.

- Tư thế đo: có thể đo ở tư thế ngồi hoặc nằm, tư thế thoải mái, thư giãn.Tuy nhiên định kì trong vòng từ 3 đến 6 tháng nên kiểm tra huyết áp ở tư thế đứng ( đặc biệt là ở những người có các bệnh suy tĩnh mạch, hay đái tháo đường,...)

- Tìm hiểu rõ về cấu trúc và chức năng các bộ phận của máy đo huyết áp cơ.

+ Tai nghe mạch đập, có độ khuyếch đại âm thanh khá lớn giúp ta nghe rõ mạch đập khi tiến hành đo huyết áp.

+ Đồng hồ báo số đo huyết áp. Đồng hồ được nối với băng quấn.

+ Quả bóp bằng chất liệu cao su có tác dụng bơm hơi vào trong băng quấn thông qua hệ thống ống dẫn cao su.

+ Băng quấn làm bằng chất liệu vải có độ bền cao.

Cách quấn băng quấn trong khi đo huyết áp

- Mở băng quấn và luồn vào bắp tay sao cho khoảng cách mép dưới của băng quấn cách khuỷu tay 2 - 3 cm . Đầu có ống cao su hướng xuống dưới, ống cao su ở vị trí phía trước ngoài cánh tay.

- Siết băng quấn với lực vừa phải, để vòng quấn ôm quanh cánh tay không chặt quá, cũng không rộng quá.Cố định bằng khos dán.

Tiến hành đo huyết áp cơ

- Đeo ống nghe lên tai để nghe và theo dõi được mạch đập trong quá trình đo huyết áp.

- Tay phải nắm lấy quả bóng cao su và bóp để bơm không khí vào trong băng quấn, thường bóp đến khi kim đồng hồ chỉ ở vị trí 180-200. Ở những bệnh nhân nghi có huyết áp cao hơn thì sẽ bóp tăng lên. Nới lỏng từ từ bộ truyền động bên tay trái và để lực nén khí trong băng quấn giảm nhẹ, kiểm tra băng quấn khi bạn thực hiện thao tác như vậy.

- Đến khi bạn có thể nghe rõ tiếng đập đầu tiên, quan sát tiếng đập đầu tiên kim đồng hồ chỉ mức bao nhiêu. Đó là chỉ số huyết áp tối đa hay còn gọi là chỉ số huyết áp tâm thu.

- Khi áp suất không khí tiếp tục giảm, âm thanh nhịp đập của tim sẽ không còn nghe thấy nữa. Chú ý nghe nhịp đập cuối cùng hoặc nhịp thay đổi âm tiết là chỉ số huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương.

- Nên đo huyết áp cả 2 tay để so sánh chỉ số. Nếu huyết áp bên nào cao hơn thì lấy chỉ số huyết áp bên đó. Nhưng nếu chênh nhau hơn 10mm Hg 2 bên thì nên đến bệnh viện kiểm tra.

Những lưu ý khi đo huyết áp bằng máy huyết áp cơ

Môi trường sử dụng:

- Để sản phẩm ở nhiệt độ phòng.

- Không để máy đo huyết áp bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào, không để ở môi trường ô nhiễm, khói bụi.

An toàn:

- Nên kiểm tra máy đo huyết áp theo định kỳ (2 năm/1 lần).

Huyết áp cao là một trong những bệnh nếu không được xử trí kịp thời sẽ rất dễ biến chứng nên các bệnh tim mạch nguy hiểm. Do đó, ngoài việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên, sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kê thì việc sử dụng các sản phẩm bổ trợ từ thiên nhiên cũng cần được đặt lên hàng đầu. Chế phẩm dong riềng đỏ là sản phẩm sau nhiều năm nghiên cứu, có chứa thành phẩn hỗ trợ ổn định huyết áp hiệu quả.

Nguồn: https://bacsitimmach.com.vn/

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin