Tư vấn:
Bệnh tim bẩm sinh có nguy hiểm không?
Bệnh tim bẩm sinh là một bệnh lý khá nặng ở trẻ sơ sinh. Bất thường trong hoạt động của hệ thống tim mạch ảnh hưởng đến hoạt động các cơ quan khác và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào loại dị tật tim bẩm sinh do trẻ mắc phải là gì? Nhưng với khoa học kĩ thuật phát triển thì hiện nay có thể can thiệp được nhiều loại dị tật tim bẩm sinh để giúp trẻ có được sức khỏe tốt gia nhập cộng đồng.
Có những loại bệnh tim bẩm sinh nào?
Bệnh tim bẩm sinh có nguy hiểm không?
Dị tật bẩm sinh được phân loại rất đa dạng; một cách thường được áp dụng là cách chia bệnh tim bẩm sinh có tím và không có tím. Bệnh tim bẩm sinh có tím thường nguy hiểm hơn không tím nhiều lần, tím da và niêm mạc là dấu hiệu nooit bật. Mặc dù tim bẩm sinh có tím nguy hiểm nhưng thường hiếm gặp hơn rất nhiều so với tim bẩm sinh không có tím.... Trong quá trình phát triển bào thai bình thường, các cơ quan sẽ hình thành dần và thường hoàn thiện vào cuối tháng thứ ba của quá trình thai nghén. Vì một lý do nào đó sự phát triển của tim không diễn ra bình thường dẫn đến sai lệch về cấu trúc và chức năng gọi là dị tật tim bẩm sinh.
Những dị tật này có thể đơn độc như có các lỗ thông trong tim giữa hai ngăn của tim phải và trái (ví dụ: thông liên nhĩ, thông liên thất); còn tồn tại ống động mạch; bị hẹp các van tim; teo tịt các van tim... Tuy nhiên, khá nhiều trường hợp là có sự kèm theo nhiều dị tật cùng một lúc như tứ chứng Fallot. Cũng có khi dị tật là một sự đảo ngược các gốc động mạch lớn gây ra sự hỗn loạn toàn bộ của hệ thống tuần hoàn.
Hầu hết các dị tật tim thường khá đơn giản hoặc có thể khỏi bệnh nếu được phát hiện sớm. Tuy vậy, có một số dị tật bẩm sinh nặng có thể làm đứa trẻ chết ngay khi sinh ra hoặc chết lưu thai ngay từ trong bụng mẹ nếu không được can thiệp kịp thời.
Biên tập bởi bác sĩ tim mạch