Skip to content

Quản lý hội chứng động mạch vành mạn trong một số bệnh cảnh đặc thù

Bác Sĩ Tim Mạch 27.11.2023266 lượt xem

Hội chứng động mạch vành mạn (HCMVM) được sử dụng thay cho các thuật ngữ trước đây ví dụ, bệnh động mạch vành (BĐMV) mạn tính, đau thắt ngực ổn định, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính...

Theo khuyến cáo mới nhất của Hội Tim Mạch Châu Âu (ESC 2019 - 2022),Hội Tim mạch Hoa Kỳ và Trường môn Tim Mạch Hoa Kỳ (2020 -2022),thuật ngữ Hội chứng động mạch vành mạn (HCMVM) được sử dụng thay cho các thuật ngữ trước đây ví dụ, bệnh động mạch vành (BĐMV) mạn tính, đau thắt ngực ổn định, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính...

Thực tế, biểu hiện lâm sàng của BĐMV có thể phân loại là hội chứng vành cấp (HCMVC) và HCMVM. Bệnh động mạch vành là một quá trình tiến triển liên tục, được đặc trưng bởi sự tích tụ mảng xơ vữa trong các động mạch ở thượng tâm mạc, có thể gây tắc nghẽn hoặc không. Quá trình này có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc và các biện pháp xâm lấn giúp bệnh ổn định hoặc thoái lui.
Hội chứng động mạch vành mạn thường gặp trên nền một số bệnh cảnh đặc thù. Dưới đây là một số  khuyến cáo  năm 2022-2023 của Hội tim mạch học Việt Nam về điều trị đặc thù liên quan tới HCMVM.

1-Tăng huyết áp: là yếu tố nguy cơ tim mạch phổ biến nhất và có liên quan chặt chẽ với HCMVM.

THA-281123.png (243 KB)

- Khuyến cáo mục tiêu điều trị huyết áp tại phòng khám là: huyết áp tâm thu 120-130 mmHg nói chung và huyết áp tâm thu 130-140 mmHg ở bệnh nhân lớn tuổi (>65 tuổi).
- Ở bệnh nhân THA mới bị nhồi máu cơ tim, khuyến cáo sử dụng thuốc chẹn beta và ức chế hệ Renin-angiotensin (RAS)
- Ở bệnh nhân đau thắt ngực có triệu chứng, khuyến cáo sử dụng thuốc chẹn beta và/hoặc chẹn kênh canxi.

2- Bệnh van tim

Van-tim-281123.png (224 KB)

- Khuyến cáo chụp động mạch vành để đánh giá bệnh động mạch vành trước khi phẫu thuật van tim hoặc khi can thiệp van tim qua da theo kế hoạch, để xác định xem có cần phải tái thông mạch hay không.

- Khuyến cáo chụp  động mạch vành qua da trước phẫu thuật van tim và trong bất kì trường hợp nào sau đây: tiền sử bệnh động mạch vành, nghi ngờ thiếu máu cục bộ cơ tim, rối loạn chức năng tâm thu thất trái, ở nam >40 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh, hoặc có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch.

3- Đái tháo đường
- Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành gấp hai lần và do đó, khuyến cáo kiểm soát các yếu tố nguy cơ để dự phòng bệnh tim mạch.
- Khuyến cáo kiểm soát các yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, LDL-C và HbA1C) theo đúng mục tiêu ở bệnh nhân tim mạch có đái tháo đường.

DIabetes-281123.png (177 KB)

- Ở bệnh nhân đái tháo đường không có triệu chứng, khuyến cáo định kì làm điện tâm đồ khi nghỉ để phát hiện bất thường dẫn truyền, rung nhĩ và nhồi máu cơ tim thầm lặng.
- Khuyến cáo điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành mạn có đái tháo đường để dự phòng biến cố.
- Khuyến cáo sử dụng các  thuốc  ức  chế đồng vận natri-glucose 2 là empagliflozin, canagliflozin, hoặc dapagliflozin cho bệnh nhân đái tháo đường và bệnh tim mạch.
- Khuyến cáo sử dụng thuốc chủ vận thụ thể peptide-1 giống glucagon (liraglutide hoặc semaglutide) cho bệnh nhân đái tháo đường và bệnh tim mạch.

4- Bệnh thận mạn
- Khuyến cáo kiểm soát yếu tố nguy cơ đạt mục tiêu điều trị.

CKD-281123.png (36 KB)
- Khuyến cáo cần chú ý đặc biệt điều chỉnh đối với các thuốc đào thải qua thận trong điều trị hội chứng động mạch vành mạn.
- Khuyến cáo giảm thiểu việc sử dụng  các  chất cản quang có i-ốt ở bệnh nhân suy thận mạn mức độ nặng và vẫn có nước tiểu để dự phòng suy thận thêm.

5- Người cao tuổi
- Khuyến cáo đặc biệt chú ý đến các tác dụng phụ của thuốc, khả năng dung nạp và quá liều ở bệnh nhân cao tuổi.

NCT-281123.png (219 KB)
- Khuyến cáo sử dụng stent phủ thuốc ở bệnh nhân cao tuổi
- Khuyến cáo sử dụng đường vào qua động mạch quay ở bệnh nhân cao tuổi đề giảm biến chứng chảy máu tại vị trí chọc mạch.
- Khuyến cáo quyết định thực hiện các thăm dò chẩn đoán và tái thông mạch vành dựa trên triệu chứng, mức độ thiếu máu cục bộ, mức độ già yếu, tuổi thọ và các bệnh đồng mắc.
6- Đau thắt ngực kháng trị
- Tốt nhất là điều trị bệnh nhân đau thắt ngực kháng trị tại phòng khám chuyên sâu gồm nhiều chuyên ngành có kinh nghiệm trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân dựa trên chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau.

Quý độc giả có nhu cầu tư vấn sàng lọc bệnh mạch vành mạn, tư vấn điều trị sau sàng lọc mời liên hệ Bác sĩ tim mạch qua Zalo/Điện thoại 0932319099

Biên tập bởi Bs Nguyễn Thành Nhật

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin