Skip to content

Tư vấn: Khi nào thì cần phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành

Bác Sĩ Tim Mạch 04.11.20152185 lượt xem
Khi nào thì cần phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành? Phẫu thuật này như thế nào? Có nguy hiểm không?

Tư vấn:

Khi nào thì cần phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành

Nếu bạn mắc bệnh động mạch vành, điều đó có nghĩa là một hoặc nhiều nhánh động mạch vành cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn. Bác sỹ có thể chỉ định mổ bắc cầu nối động mạch vành để cung cấp nhiều máu hơn cho tim của bạn. Khi máu trong lòng động mạch được lưu thông, bạn sẽ bớt đau thắt ngực, giảm các cảm giác khó chịu do bệnh lý động mạch vành, giảm mệt mỏi và nhu cầu dùng thuốc, tăng khả năng hoạt động thể dục thể thao, trả lại cảm giác hạnh phúc. Điều đó cũng giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.

Khi nào thì cần phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành

Khi nào thì cần phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành

Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành như thế nào?

Đây là một phẫu thuật nhằm tạo lập một đường chảy tắt từ động mạch chủ tới phía sau vị trí tắc hẹp của nhánh động mạch vành, do đó thường được gọi dưới cái tên “phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành”. Trong phẫu thuật này, bác sỹ sẽ lấy một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch từ các phần khác của cơ thể bạn, khi lấy chúng không ảnh hưởng gì đến bộ phận bị lấy đoạn mạch. Những mạch máu này sau đó được nối trực tiếp vào phía sau vị trí tắc, hẹp của động mạch vành tổn thương. Qua các cầu nối ấy, máu có thể chảy qua những nơi hẹp tắc và đến phần cơ tim được nuôi dưỡng bởi nhánh mạch vành đó nhiều hơn.

Các động mạch hoặc tĩnh mạch được sử dụng là các mạch máu có thể thay thế được. Sử dụng các nhánh mạch này không làm ảnh hưởng tới việc lưu thông máu ở nơi nó được lấy đi.
Thông thường, các bác sỹ hay dùng các động mạch nằm ngay trong lồng ngực chạy dọc theo xương ức (động mạch vú trong). Nếu sử dụng tĩnh mạch, người ta thường lấy các tĩnh mạch ở mặt trong cẳng chân (tĩnh mạch hiển). Đôi khi có thể lấy tĩnh mạch ở phía ngoài cẳng chân, cánh tay hoặc một số động mạch ở ổ bụng. Rất hiếm khi phải sử dụng các mạch máu của người khác cho hoặc mạch nhân tạo (khi động mạch hoặc tĩnh mạch của chính bệnh nhân không thể dùng được).

Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành thường phải dùng máy tim phổi nhân tạo trong quá trình phẫu thuật. Máy này sẽ hoạt động thay thế khi tim và phổi ngừng hoạt động trong khi phẫu thuật để nối được chính xác vào động mạch vành. Hiện nay, tại Viện Tim mạch Việt Nam, các bác sỹ phẫu thuật đang áp dụng một phương pháp mới cho phép nối trực tiếp các nhánh mạch vào động mạch vành trong khi tim vẫn đang đập, không phải dùng máy tim phổi nhân tạo.

Giải pháp cho bệnh nhân bị bệnh mạch vành

Cây Dong riềng đỏ giúp hạn chế phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành

Cây Dong riềng đỏ giúp hạn chế phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành

Để có trái tim khỏe, những người bị bệnh xơ vữa động mạch vành hay có các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh vữa xơ động mạch vành có thể dẫn đến phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành đều nên sử dụng cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận cây Dong riềng đỏ có khả năng làm sạch mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, ,giãn mạch vành tăng tưới máu cơ tim, giảm đau ngực nhanh, ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hoà nhịp tim, an thần và phòng nhồi máu cơ tim, hạn chế được các can thiệp đặt stent mạch vành và phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành. Hiện nay đã có chế phẩm Dong riềng đỏ dạng viên nén được sản xuất từ dịch chiết cây Dong riềng đỏ đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Để được tư vấn về bệnh cũng như chế phẩm Dong riềng đỏ vui lòng gọi đến số 0932 319 099 để gặp Bác sĩ Tim mạch.

*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

Theo Hội tim mạch Việt Nam

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin