Skip to content

Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp đến tim mạch

Bác Sĩ Tim Mạch 14.01.20172798 lượt xem
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý  rất thường gặp trong cộng đồng và là một trong mười yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm gây tử vong ở các nước trên thế giới.Số lượng người mắc THA ngày một tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ. Bệnh thường tiến triển thầm lặng và dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và kiểm soát tốt.

biến chứng tăng huyết áp cần biết

Nhứng biến chứng tăng huyết áp cần biết ( Nguồn ảnh: internet)

Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch và tử vong

Tăng huyết áp đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch và tử vong. Tại Việt Nam, theo  thống kê năm 2008 cho thấy tỷ lệ THA ở người lớn là 25,1%. Tổ chức y tế thế giới WHO đã ghi nhận trong báo cáo sức khỏe hàng năm và liệt kê THA là "kẻ giết người số 1". Tăng huyết áp không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn thương nặng các cơ quan đích và gây các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, phình tách động mạch chủ, suy tim, suy thận, thậm chí tử vong. Tăng huyết áp nguy hiểm bởi biến chứng của nó không những có thể gây chết người mà còn để lại những di chứng nặng nề sau nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cua bệnh nhân và là gánh nặng cho chính người bệnh, cho gia đình họ và cho xã hội. Nói một cách ngắn gọn, đối với những người bị THA, nguy cơ mắc tai biến mạch máu não tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần nếu so với những người không bị THA. Năm 2012 ghi nhận có 17,5 triệu người chết do THA và các biến chứng tim mạch của nó gây ra.

Biến chứng tim mạch do tăng huyết áp

Tăng huyết áp tiến triển thầm lặng và kéo dài, không thấy các triệu chứng lâm sàng, gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan đích, trong đó tim là một cơ quan chịu ảnh hưởng trực tiếp của tăng huyết áp rất sớm, gồm các biển đổi cấu trúc của cơ tim, từ đó sẽ xuất hiện các tổn thương của trái tim.

Phì đại tâm thất trái

Đây là biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp lâu ngày, ở người cao tuổi, béo phì và có huyết áp tăng cao không kiểm soát. Huyết áp tăng làm tăng áp lực lên thành tâm thất trái làm tâm thất co bóp khó khăn, do đó để duy trì lượng máu bơm đi, cơ tâm thất phải tăng kích thước và thời gian co bóp, lâu ngày sẽ làm cơ bị phì đại.

Khi có biến chứng phì đại tâm thất trái, người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc có một số biểu hiện như tim đập nhanh, khó thở khi đi bộ nhanh, khi lên cầu thang, hụt hơi, hay mệt khi gắng sức, có thể khó thở khi nằm.

Suy tim do tăng huyết áp

Trong các nguyên nhân gây suy tim, tăng huyết áp là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây suy tim sau bệnh động mạch vành nếu không được điều trị. Theo nghiên cứu Framingham, tăng huyết áp chiếm 39% số trường hợp suy tim ở nam và 59% ở nữ.Tăng huyết áp gây rối loạn chức năng tim, làm tăng khối lượng công việc cho cơ tim, do đó các sợi cơ tim sẽ dày lên theo thời gian và suy tim là kết quả cuối cùng. Suy tim là tình trạng giảm khả năng co bóp tống máu của cơ tim dẫn đến không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (suy tim tâm thu),hoặc thành tâm thất không đủ giãn ra trong thời kỳ tâm trương, làm hạn chế lượng máu trở về tim, gây ứ đọng máu ở các tĩnh mạch phổi và tĩnh mạch hệ thống (suy tim tâm trương). Người bệnh bị suy tim thường có biểu hiện khó thở, mệt khi gắng sức, càng về sau càng mệt, ngay cả khi nghỉ ngơi, thậm chí là phù chi dưới.

Bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim

Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ đã được xác định của bệnh lý động mạch vành, nguy cơ tim mạch tăng gấp đôi ở bệnh nhân tăng huyết áp.Tăng huyết áp góp phần vào sự dày lên của thành mạch máu, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch. Động mạch vành là mạch cung cấp máu cho cơ tim. Thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra khi lượng máu cung cấp cho cơ tim bị giảm do mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Người bệnh mắc bệnh mạch vành có tỷ lệ bị tăng huyết áp cao và ngược lại, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao của bệnh động mạch vành.

Rối loạn nhịp tim

Các rối loạn nhịp tim thường gặp ở những người bệnh mắc tăng huyết áp là ngoại tâm thu, rung nhĩ, nhịp nhanh thất. Nguyên nhân thường do tăng huyết áp làm thay đổi cấu trúc của tế bào cơ tim, rối loạn chuyển hóa và tưới máu cơ tim kém làm xơ hóa cơ tim.

Bình thường tâm nhĩ co bóp đều đặn tống máu vào tâm thất trong thời kỳ tâm trương. Do các xung điện bất thường trong tâm nhĩ làm tâm nhĩ mất khả năng co bóp theo nhịp mà chỉ "rung" với nhịp không đều, hỗn loạn, làm tim đập không đều và gây ra rung nhĩ. Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim ở người bệnh.

Phình tách động mạch chủ

Động mạch chủ là động mạch chính dẫn máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Tăng huyết áp làm tăng áp lực lên thành động mạch, lâu ngày làm thành mạch bị xơ cứng. Động mạch chủ có thể bị giãn, lớp nội mạc có thể bị nứt, vỡ gây nên phình hoặc bóc tách. Bệnh bị phình tách động mạch chủ thường có biểu hiện đau dữ dội vùng ngực, bụng hoặc lưng tùy vị trí bị bóc tách, vã mồi hôi, buồn nôn và nôn,...tuy nhiên, có những bệnh nhân bị giãn hoặc phình động mạch chủ có thể không có biểu hiện gì.

Cách nào để kiểm soát huyết áp và phòng ngừa biến chứng?

Tăng huyết áp là bệnh lý cức kỳ nguy hiểm nhưng nếu chúng ta có nhận thức và hành động đúng thì chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nó và tránh những biến chứng không mong muốn, bằng cách:

  • Hãy quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn bằng cách đo huyết áp, khám sức khỏe định kỳ.
  • Thay đổi lối sống tích cực, luyện tập thể dục thể thao, giảm cân ở những người thừa cân, béo phì.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh để nâng cao sức khỏe.
  • Hạn chế uống rượu, bia; tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào. Hút thuốc có thể làm huyết áp tăng lên đến 10mmHg kéo dài đến 1 giờ sau hút.
  • Khi bạn có tăng huyết áp, hãy tuân thủ điều trị thuốc, dùng thuốc đúng và đủ liều lượng, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị.
  • Khi thấy có các triệu chứng bất thường, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngày để được khám và tư vấn.
  • Tất cả các bệnh nhân bị tăng huyết áp vô căn đều nên sử dụng thuốc hạ áp kết hợp với chế phẩm Dong riềng đỏ hàng ngày giúp hỗ trợ ổn định huyết áp và phòng các bệnh tim mạch. Chế phẩm Dong riềng đỏ được chiết xuất từ cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận có 7 tác dụng trên tim mạch trong cùng một cây Dong riềng đỏ là vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; hỗ trợ chữa suy tim; vừa an thần. Chế phẩm Dong riềng đỏ hoàn toàn an toàn và không có tác dụng phụ nên tất cả các bệnh nhân đều có thể sử dụng lâu dài để có trái tim khỏe mạnh.

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi sát, điều trị hàng ngày đúng và đủ, cần điều trị lâu dài để tránh những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp đến các cơ quan trong cơ thể nói chung và tim mạch nói riêng.

Nguồn: bacsitimmach.com.vn

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin