Skip to content

Người bệnh cần lưu ý những gì khi đi khám huyết áp?

Bác Sĩ Tim Mạch 23.05.2018936 lượt xem
Huyết áp cao là căn bệnh nguy hiểm bởi bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng điển hình. Cách duy nhất để chẩn đoán là kiểm tra huyết áp. Trước khi đi khám, bạn cần lưu ý những điều sau đây để giúp cho buổi khám huyết áp của bạn đạt hiệu quả tốt.

Những lưu ý chung trước khi khám

Bạn không cần phải quá lo lắng, căng thẳng và chuẩn bị gì phức tạp trước khi đi khám huyết áp. Hãy mặc trang phục thoải mái nhất, có thể bộc lỗ dễ dàng cánh tay để nhân viên y tế có thể đặt băng quấn đo huyết áp. Trước khi đi khám khoảng 1-2 tiếng, bạn không nên ăn thức ăn có nhiều chất béo, đồ uống có cồn, cà phê,... vì chúng làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Khi đi khám, bạn có thể đi cùng người thân, bạn bè, nhất là khi đi khám lần đầu tiên, điều này sẽ giúp bạn bớt lo lắng căng thẳng và nhắc nhở bạn những thông tin cần thiết nếu bạn quên.

Lưu lại những thông tin cần thiết

Thông tin cá nhân là một trong những thông tin bạn cần cung cấp cho bác sĩ, nhất là về độ tuổi, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, những căng thẳng, biến động lớn của cuộc sống trong thời gian gần nhất,...

Đồng thời, bạn cũng nên liệt kê cho bác sĩ biết các triệu chứng bạn đang gặp phải nếu có như đau tức ngực, cảm giác nhói vùng ngực, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, choáng váng, khó thở,... Những triệu chứng này có thể liên quan đến nguyên nhân huyết áp hoặc không, nhưng bác sĩ sẽ xem xét kĩ lưỡng mọi triệu chứng, cho bạn làm thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán và loại trừ.

Thống kê và ghi nhớ các thuốc bạn đang sử dụng

Các thuốc bạn đang sử dụng có thể sẽ ảnh hưởng tới huyết áp, do vậy, khi đi khám, bạn nên thông kê và ghi nhớ các thuốc mình đã sử dụng, kể cả vitamin, thực phẩm chức năng, thuốc tránh thai, giảm đau,... Bác sĩ cần biết chính xác các thuốc bạn đã dùng để có thể chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp với sức khỏe của bạn.

Thành thật với bác sĩ

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

Trong khi khám bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi, câu trả lời của bạn giữ vai trò quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Do vậy, nguyên tắc khi đi khám là bạn nên thành thật trả lời bác sĩ. Bạn có thể gặp một số câu hỏi như:

  • Bạn đã đi khám huyết áp bao giờ chưa?
  • Lần cuối cùng bạn đo huyết áp là khi nào? Chỉ số là bao nhiêu?
  • Bạn nặng bao nhiêu cân? Cân nặng của bạn thay đổi như thế nào?
  • Bạn có hút thuốc lá, uống rượu bia không?
  • ...v.v...

Thoải mái trao đổi với bác sĩ

Trong quá trình khám, sự trao đổi thông tin giữa bác sĩ và người bệnh là yếu tố rất cần thiết bởi nó vừa giúp bệnh nhân thoải mái vừa giúp bác sĩ dễ dàng khai thác thông tin một cách chính xác nhất. Bạn đừng lo lắng hay ngần ngại vì bác sĩ sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải thích cho bạn những thắc mắc, hãy thoải mái, thẳng thắn đặt ra những câu hỏi, những thông tin bạn chưa rõ, bạn cũng có thể ghi ra những câu hỏi mà bạn muốn trước khi đi khám như:

  • Mức độ huyết áp của tôi như nào?
  • Tôi phải điều trị như thế nào để đạt hiệu quả?
  • Điều trị có tốn kém không?
  • Tôi nên áp dụng chế độ luyện tập ăn uống như thế nào?
  • Tôi có thể tự đo huyết áp tại nhà không?
  • ...v.v...

Những lưu ý trên tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm được trước khi đi khám huyết áp. Hi vọng với những lưu ý này, bạn sẽ có một buổi khám huyết áp đạt hiệu quả cao.

Theo Bác sĩ tim mạch

" Viên nén CARDOCORZ, có thành phần chính là cao Dong riềng đỏ, dùng cho người có hội chứng huyết khối, xơ vữa động mạch với các triệu chứng: đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức, nhịp tim nhanh; người có nguy cơ đột quỵ, người đặt stent. Chi tiết về sản phẩm XEM TẠI ĐÂY " 

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin