Skip to content

Đừng bỏ qua các triệu chứng thường gặp của suy tim

Bác Sĩ Tim Mạch 12.09.20172120 lượt xem
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp do bất kỳ bất thường về cấu trúc và chức năng làm suy giảm khả năng bơm máu của tim. Suy tim có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ đến già với nhiều triệu chứng.

Các nguyên nhân gây suy tim

Nguyên nhân chủ yếu gây ra suy tim gồm có: Tăng huyết áp, bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim),bệnh van tim (hẹp, hở van tim),tổn thương cơ tim: viêm cơ tim do thấp tim, nhiễm độc nhiễm khuẩn, các bệnh cơ tim; bệnh lý tim bẩm sinh,...

Suy tim có thể xảy ra cấp tính ở một số bệnh nhân không có triệu chứng trước đó. Nguyên nhân gồm nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim và hở van tim cấp do viêm nội tâm mạc hoặc các tình trạng bệnh lý khác...

Triệu chứng thường gặp của suy tim

Biểu hiện chính của suy tim là mệt, khó thở làm hạn chế các hoạt động gắng sức.

Khó thở

Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất. Bệnh nhân sẽ có cảm giác hụt hơi, thiếu không khí, ngộp thở hoặc biểu hiện khó thở rõ ràng. Biểu hiện khó thở tùy thuộc vào mức độ và tiến triển của bệnh. Lúc đầu bệnh nhân chỉ khó thở khi gắng sức, khi leo cầu thang, mang vác vật nặng… Về sau khó thở xảy ra thường xuyên hơn, bệnh nhân nằm cũng khó thở nên thường phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau: có khi khó thở một cách dần dần, nhưng nhiều khi đến đột ngột, dữ dội như trong cơn hen tim hay phù phổi cấp.

Tuy nhiên cần lưu ý, khó thở không phải là triệu chứng chỉ có khi bị suy tim, mà còn gặp ở trong nhiều bệnh khác nhau. Bởi vậy, trên thực tế nhiều khi rất khó phân biệt được chính xác nguyên nhân gây khó thở là do suy tim hay do bệnh ở phổi hoặc do tình trạng bệnh lý khác.

Triệu chứng phù

Dấu hiệu phù trong suy tim

Triệu chứng phù trong suy tim

Biểu hiện phù trong suy tim là hậu quả của ứ trệ tuần hoàn. Phù trong suy tim thường thấy ở chân, điển hình ở mắt cá chân. Ban đầu, phù thường kín đáo ở mắt cá hoặc mu chân, với đặc điểm phù mềm, ấn lõm và vết lõm tồn tại lâu mới hồi phục, phù rõ về cuối ngày và nhẹ về sáng sớm (khác với phù do bệnh thận là phù rõ vào buổi sáng). Khi bệnh tiến triển mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, phù sẽ nặng dần lên và rất dễ nhận biết. Phù thường đi kèm với khó thở, gan to, tim da và niêm mạc,...

Các triệu chứng khác

Ho: Có thể xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức. Thường là ho khan, nhưng cũng có khi ho ra đờm lẫn máu.

Tiểu đêm, tiểu ít: Đây là một triệu chứng không đặc hiệu trong suy tim

Mệt mỏi, làm việc gắng sức rất dễ mệt cũng thường gặp (có thể lẫn với các bệnh khác). Bệnh nhân thường khó ngủ về đêm vì khó thở, ho kéo dài không có đờm. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị chướng bụng, chán ăn, suy giảm trí nhớ…

Điều trị suy tim hiệu quả

Mục địch điều trị suy tim nhằm cải thiện các triệu chứng (chủ yếu là khó thở và phù) và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn của suy tim, các bác sỹ sẽ có chỉ định dùng thuốc hoặc kết hợp các biện pháp hỗ trợ tích cực như thở ôxy, hỗ trợ hô hấp bằng máy thở.

Bên cạnh việc điều trị triệu chứng, tìm và điều trị nguyên nhân gây suy tim là rất quan trọng, có thể tiến hành ngay hoặc sau khi các triệu chứng suy tim cấp tính đã ổn định. Ví dụ: nếu suy tim do hẹp hay hở van tim thì có thể mổ thay hoặc sửa van tim…

Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị suy tim

Chế độ dinh dưỡng

Người bệnh suy tim cần ăn giảm muối (giảm mặn, không mì chính, hạt nêm..). Lựa chọn các thức ăn có ít muối. Lượng muối trung bình một ngày không nên quá 2 gram.

Hạn chế lượng nước (uống và ăn vào cơ thể) nhất là khi bệnh nặng; Chú ý đến chế độ ăn giảm cân nếu bị béo phì;

Bỏ thuốc lá, thuốc lào. Không sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn.

Tập luyện thể lực

Các bệnh nhân suy tim tập luyên, hoạt động thể lực phải phù hợp, tránh gây quá tải cho tim.  Không nên chỉ ngồi một chỗ vì suy tim làm ứ máu, nếu không vận động sẽ khiến dễ bị tắc mạch hơn. Tốt nhất là tuân thủ chế độ hoạt động thể lực theo lời khuyên của bác sỹ điều trị. Biện pháp hiệu quả và dễ thực hiện nhất là đi bộ, bắt đầu từ từ và tăng dần. Dừng ngay các hoạt động thể lực khi thấy bắt đầu có biểu hiện khó thở, đau ngực, hoa mắt chóng mặt,...

Thường xuyên theo dõi cân nặng, tăng cân là dấu hiệu sớm cho biết tình trạng ứ nước trong cơ thể, suy tim nặng lên.

Tuân thủ phác đồ điều trị:

Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ kê, không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi thuốc cũng như liều lượng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Đi khám ngay:

Nếu có các biểu hiện bất thường hoặc khi các dấu hiệu suy tim nặng lên.

Suy tim khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở, và suy giảm chất lượng cuộc sống. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu, triệu chứng của suy tim giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp bệnh nhân muốn sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị, cần được sự tư vấn kĩ của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Theo Bác sĩ tim mạch 

Suy tim là một bệnh mãn tính, tiến triển theo thời gian và sẽ nặng dần lên nếu không được điều trị đúng cách. Nếu bạn đang bị hẹp, hở van tim, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành… hãy dành 2 phút trao đổi trực tiếp với Bác Sĩ Tim Mạch theo số máy 0932319099 để được hướng dẫn liệu pháp phòng và trị suy tim phù hợp. 

@ Hãy dành thêm 2 phút đọc kỹ về cây thuốc quý Dong riềng đỏ , để biết cách vượt qua bệnh thiếu máu cơ tim – xơ vữa mạch vành an toàn  và hiệu quả

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin