Skip to content

Bệnh nhồi máu cơ tim và cách điều trị hiệu quả

Bác Sĩ Tim Mạch 27.09.20161970 lượt xem
Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng cần phải được cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân là do tắc nghẽn đột ngột một hoặc nhiều mạch máu nuôi dưỡng cơ tim.

Triệu chứng biểu hiện bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim được xem là biến chứng hết sức nguy hiểm sau cùng của bệnh động mạch vành. Giai đoạn đầu của bệnh động mạch vành chỉ là tình trạng động mạch vành đưa máu đến nuôi cơ tim bị chít hẹp do các mảng xơ vữa động mạch, hậu quả là lượng máu đến cung cấp cho cơ tim bị giảm sút. Khi đó được gọi là bệnh suy mạch vành, chỉ là tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim với triệu chứng thường gặp là cơn đau thắt ngực, thậm chí là không có triệu chứng trong nhiều năm liền (bệnh mạch vành không triệu chứng hay bệnh mạch vành thầm lặng chỉ được phát hiện nhờ thực hiện nghiệm pháp gắng sức và theo dõi điện tâm đồ). Và khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoặc có khi do động mạch vành bị co thắt quá đáng sẽ dẫn đến tình trạng nặng nhất là cơn nhồi máu cơ tim.

Bệnh nhồi máu cơ tim và cách hỗ trợ điều trị hiệu quả

Bệnh nhồi máu cơ tim và cách hỗ trợ điều trị hiệu quả

Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của bệnh nhồi máu cơ tim là cơn đau thắt ngực với cảm giác là đau như bị đè ép ở giữa ngực, cơn đau có thể lan lên trên vai, cổ trái, lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái. Có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như: vã mồ hôi, nôn, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở. Nhiều trường hợp bệnh nhồi máu cơ tim lại biểu hiện giống như một tình trạng rối loạn tiêu hóa, hoặc không hề có triệu chứng (nhồi máu cơ tim thầm lặng) hoặc lại hết sức đột ngột, biểu hiện bằng triệu chứng như rối loạn nhịp, ngừng tim đột tử. Khi nghi ngờ bị cơn nhồi máu cơ tim phải lập tức đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa (không nên cho là bệnh nhân bị “trúng gió” chỉ lo cạo gió ở nhà làm mất khung giờ vàng cho việc cấp cứu). Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp cần thiết giúp chẩn đoán để xác định bệnh và tiến hành việc cấp cứu.

Hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim hiệu quả

Mục tiêu cấp thời của việc hỗ trợ điều trị là giảm đau thắt ngực bằng thuốc morphine hoặc các thuốc giúp chống đau thắt ngực khác (kèm theo là cho thở oxy). Do dòng máu đang chảy trong đoạn động mạch vành bị tắc lại nên nguyên tắc chung của việc hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim là làm tái lập lại dòng máu chảy, cứu vãn và bảo vệ vùng cơ tim bị thiếu oxy nhưng vẫn chưa bị hoại tử, ngăn ngừa sự lan rộng, hạn chế ảnh hưởng đến vùng cơ tim đã bị hoại tử và giúp cơ tim nghỉ ngơi. Các thuốc hỗ trợ điều trị nội khoa bệnh động mạch vành nói chung từ bệnh suy mạch vành loại nhẹ cho đến tình trạng nghiêm trọng là bệnh nhồi máu cơ tim nhằm giải quyết các vấn đề sau:

- Loại bỏ cục máu đông, huyết khối nếu có gây tắc nghẽn mạch vành.

- Tái lập dòng máu chảy ở động mạch vành bị hẹp và phân bố lại máu cho vùng cơ tim bị thiếu oxy.

- Làm giảm mức tiêu thụ lượng oxy của cơ tim, giúp cơ tim nghỉ ngơi.

- Làm tăng mức cung cấp lượng oxy cho cơ tim.

- Bảo vệ cơ tim khi bị thiếu máu.

Các thuốc chống đông máu: được dùng với mục đích làm tiêu các cục máu đông đã gây nên huyết khối - nghẽn mạch, gồm có các thuốc chống đông “thực sự” như thuốc heparin, enoxaparin có tác dụng làm cản trở sự hình thành cục máu đông. Còn có thuốc làm tiêu huyết khối như thuốc streptokinase, urokinase… và thuốc chống kết tập tiểu cầu như thuốc aspirin, clopidogrel, ticlopidin.

Thuốc làm tiêu huyết khối: chỉ có lợi thực sự khi thuốc được dùng ngay kể từ lúc nhồi máu cơ tim khởi phát. Việc loại bỏ các cục máu đông bằng thuốc có khi không hiệu quả, cần phải dùng các biện pháp can thiệp qua da như biện pháp nong mạch máu bằng bóng hoặc đặt giá đỡ stent trong lòng động mạch vành.

Các thuốc giãn mạch vành: gồm các thuốc có tên gọi chung là nhóm nitrat (nitroglycerin, isosorbid mononitrat hay erythrityl tetranitrat…),có tác dụng làm giãn mạch vành và làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim.

Các thuốc chẹn bêta giao cảm: gồm propranolol, metoprolol, atenolol, timolol, labetalol, bisoprolol … có tác dụng làm giảm sức co bóp cơ tim, làm giảm nhịp tim và cung lượng tim khi nghỉ lẫn khi có hoạt động gắng sức, giúp cân bằng giữa vấn đề cung và cầu về oxy của cơ tim được phục hồi.

Các thuốc chẹn kênh canxi: gồm nifedipin, amlodipin, diltiazem, nicardipin… có tác dụng giúp làm giãn mạch vành, làm giảm sự co bóp của cơ tim và một số ít thuốc có tác dụng làm chậm nhịp tim, qua đó làm giảm mức tiêu thụ lượng oxy của cơ tim.

Các thuốc ức chế men chuyển: gồm captopril, perindopril, enalapril, ramipril… Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các thuốc ức chế men chuyển có tác dụng làm giảm nguy cơ tử vong của bệnh nhân bị nghi ngờ bệnh nhồi máu cơ tim.

Thuốc bảo vệ cơ tim khi bị thiếu máu:thuốc trimetazidin. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ phối hợp các thuốc để có hiệu quả cho người bệnh. Nếu việc cấp cứu tốt, thì sau khi qua khỏi và đã phục hồi một phần qua giai đoạn cấp, bệnh nhân sẽ có các chương trình phục hồi chức năng phù hợp, điều chỉnh hợp lý lối sống và chế độ phòng bệnh cũng như theo dõi lâu dài.

Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim

benh-nhoi-mau-co-tim-va-cach-dieu-tri-2

Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim

Câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là tuyệt đối đúng với bệnh động mạch vành, đặc biệt là bệnh nhồi máu cơ tim. Để phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này, ta nên điều chỉnh lại lối sống thích hợp làm giảm nguy cơ gây xơ vữa động mạch vành nói chung và nguy cơ gây nhồi máu cơ tim nói riêng, bao gồm việc bỏ hút thuốc lá, ăn ít các chất béo, ăn thêm rau củ quả, giảm cân nặng nếu thừa cân, béo phì, kiểm soát chặt chẽ chỉ số huyết áp và đường máu trong giới hạn cho phép. Nhiều thử nghiệm lâm sàng ở một số nước trên thế giới có quy mô rất lớn đã cho thấy, việc dùng các thuốc hạ lipid máu như nhóm statin (lovastatin, simvastatin, hay atorvastatin..) có hiệu quả tương đối rõ rệt đối với việc phòng ngừa xuất hiện các biến cố tim mạch (không những bệnh nhồi máu cơ tim mà cả bệnh tai biến mạch máu não). Ngoài ra, theo dõi sát sao, phát hiện từ sớm và hỗ trợ điều trị triệt để cơn đau thắt ngực cũng giúp hạn chế và phòng ngừa xuất hiện bệnh nhồi máu cơ tim.

Để có trái tim khỏe, những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim hay có các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim đều nên sử dụng cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận cây Dong riềng đỏ có khả năng làm sạch mảng xơ vữa trong lòng mạch vành, giãn mạch vành tăng tưới máu cơ tim, giảm đau ngực nhanh, phòng nhồi máu cơ tim, ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ chữa suy tim, hạ huyết áp, điều hoà nhịp tim, an thần. Hiện nay đã có chế phẩm Dong riềng đỏ dạng viên nén được sản xuất từ dịch chiết cây Dong riềng đỏ đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Để được tư vấn về bệnh cũng như chế phẩm Dong riềng đỏ vui lòng gọi đến số 0932 319 099 để gặp Bác sĩ Tim mạch.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin