Skip to content

Những kiến thức cơ bản giúp theo dõi lâu dài hoạt động của van tim nhân tạo

Bác Sĩ Tim Mạch 10.07.20172114 lượt xem
Hufnagel lần đầu tiên đặt một van nhân tạo động mạch chủ vào năm 1952; đến nay, lĩnh vực van tim nhân tạo đã có một sự phát triển mạnh mẽ. Một van tim nhân tạo được coi là lý tưởng khi nó đảm bảo đủ các điều kiện: dễ lắp đặt, bền, không bị đông máu trên van, có hiệu qủa huyết động, không gây tan máu, tương đối rẻ tiền và không gây tiếng ồn. Tuy nhiên, vẫn chưa có van tim hoàn hảo như vậy.

Tuổi thọ của van

Có hai loại van tim nhân tạo là van cơ học (van bi, van đĩa và van cánh),van sinh học (van lợn, van làm từ màng ngoài tim bò, van ghép cùng loại).

Van cơ học có độ bền cao hơn hẳn van sinh học. Các van sinh học sau 4-5 năm bắt đầu bị thoái hoá, canxi hoá và sau khi thay van từ 8-10 năm, số van bị hỏng tăng cao.  Khoảng 20-30% van lợn bắt đầu phải thay từ năm thứ 10, từ năm thứ 15, tỷ lệ này là 60-70%. Tỷ lệ van nhân tạo bị hỏng xảy ra nhiều hơn ở những người dưới 35 tuổi và những người suy thận mãn tính hay tăng canxi máu. Thực tế trên nhiều người bệnh nhân, người ta thấy rằng van hai lá từ lợn thoái hóa nhanh hơn so với van động mạch chủ cùng chất liệu, có thể do van chịu áp lực tâm thu nhiều hơn là áp lực tâm trương. Van này có tuổi thọ cao hơn ở những người từ 60 truổi trở lên; ở những người này, 92% van động mạch chủa và 80% van hai lá không bị thoái hóa sau 10 năm.

Vấn đề lớn nhất đặt ra đối với van làm từ màng ngoài tim bò là van bị canxi hóa rất mạnh và hiện tượng gãy van thường xảy ra từ năm thứ 5, loại van này đã không lưu hành từ năm 1987. Đối với van ghép cùng loại bảo quản lạnh, tỷ lệ van không bị thoái hóa là 70%.

Thời gian sống thêm của người được thay van tim nhân tạo

Thời gian sống thêm của người bệnh không liên quan với loại van thay thế. Nguyên nhân tử vong sau này thường do bệnh lý tim tiến triển, đặc biệt khi có tổn thương động mạch phối hợp.

Những yếu tố khác ảnh hưởng đối với thời gian sống thêm của bệnh nhân sau khi thay van là biến chứng của van nhân tạo, sự có mặt của bệnh lý ngoài tim phối hợp, tuổi trên 70, mức độ suy tim nặng hay cầu nối động mạch vành bị tắc hẹp. Đối với van động mạch chủ, thời gian sống thêm trên 10 năm là 57-75% theo các thống kê và 56-64% sau thay van hai lá. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian sống thêm của người bệnh mang van cơ học và sinh học sau 5 năm (80% với van cơ học, 85% với van sinh học) cũng như 10 năm (63%  và 65%)

Các hiện tượng huyết khối và huyết tắc

Các tai biến huyết khối vá huyết tắc vẫn là một biến chứng thường gặp trong quá trình hoạt động của các van nhân tạo, cho dù tỷ lệ biến chứng này đã giảm nhiều từ những năm 1990. Khi tai biến xảy ra thì gần như chắc chắn phải thay van nhân tạo khác.Về lâm sàng, 80% số trường hợp tắc mạch xảy ra ở mạch não, trong đó 33% có triệu chứng thoáng qua, khoảng 40% để lại di chứng và 8% diễn biến nặng. Tỷ lệ tai biến toàn bộ chắc chắn là cao vì nhiều tai biến huyết tắc không được phát hiện trên lâm sàng. Khi huyết tắc hình thành thì nguy cơ tái lại sẽ gấp 2 hoặc 3 lần. Nguy cơ huyết tác đối với cùng một loại van thay đổi khía nhiều tùy theo đối tượng bệnh nhân.

Tất cả các van cơ học đều dễ hình thành huyết khối. Điều trị bằng thuốc chống đông làm giảm nguy cơ huyết tắc xuống từ 3 đến 8 lần. Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu dường như không có hiệu quả nếu dùng đơn đọc. Đối với van sinh học, không cần phải dùng thuốc chống đông kéo dài trừ khi có những yếu tố nguy cơ khác như rung nhĩ hoặc huyết khối từ trước. Tuy nhiên, mặc dù hiệu quả chưa được chứng minh nhưng người ta thấy trong 3 tháng đầu sau khi thay van sinh học, người bệnh nên được dùng thuốc chống đông loại kháng Vitamin K với INR từ 2-3 để tránh hiện tượng gia tăng hình thành huyết tắc trong thời gian này.

Các tai biến chảy máu

Hình ảnh ca phẫu thuật thay van tim nhân tạo

Hình ảnh ca phẫu thuật thay van tim nhân tạo

Trị liệu chống đông bằng warfarin được bắt đầu từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau phẫu thuật thay van. Tỷ lệ chảy máu từ 0-1,2% (không có tai biến chảy máu trong 10 năm từ 87-98%) đối với van sinh học và từ 0,6-7,9% (không có tai biến chảy máu trong 10 năm là 95%) đối với van cơ học. Chảy máu tiêu hóa là thường gặp nhất : 0,1-0,8%/năm bệnh nhân chảy máu nặng và từ 0,5-2%/năm bệnh nhân chảy máu nghiêm trọng. Kiểm tra thườn quy người ta thấy 30-50% bệnh nhân điều trị bằng warfarin có INR nằm ngoài phạm vi điều trị. Khi thời gian prothrombine tăng 2,5 lần so với chứng thì nguy cơ chảy máu cao gấp 4-8 lần, nhất là những người trên 70 tuổi.

So sánh van cơ học và van sinh học

Van nhân tạo được sử dụng hiện nay gồm van bi Starr-Edwards (từ năm 1965),van cánh St.Jude Medical (1977),van đĩa Metronic-Hall (1977),Omniscience (1978),Bjork-Shiley (1982).

Van bi không phù hợp đối với van hai lá do van thường bị cộm van. Đối với trường hợp vòng van động mạch chủ bé và thất trái nhỏ thì cũng không nên dùng loại van này. So với van bi, dòng chảy của van đĩa ít bị xoáy hơn và huyết động qua van khi nghỉ ngơi cũng như khi gắng sức đảm bảo hơn ngay cả đối với loại van cỡ nhỏ.

Tiếng kim loại do van cơ học tạo ra trong chu chuyển tim thường gây trạng thái khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, đối với hầu hết bệnh nhân dưới 35 tuổi và dưới 65-70 tuổi, cũng như với những trường hợp phải dùng thuốc chống đông do rung nhĩ hoặc do một nguyên nhân nào đó thì van cơ học là sự lựa chọn tốt nhất cho họ.

Các van sinh học sử dụng hiện nay là Hancock (1970),Hancock với lỗ van biến đổi (1976),Hancock II (1982),Van bò Carpentier-Edward (1976),van làm từ màng ngoài tim Carpentier-Edward (1980) và van ghép đồng loại (1962).

Các van này hoạt động rất tốt cho đến năm thứ 6 hay năm thứ 10- thời kỳ mà các van tự thoái hóa và thường phải thay một van khác. Van chỉ được sử dụng đối với một số ít bệnh nhân dưới 35 tuổi vì lứa tuổi này van tự canxi hóa rất nhanh. Van mang đầy đủ những biến chứng có thể của van cơ học như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tan máu, đông máu tạo thành huyết khối. Van đảm bảo rất tốt về mặt huyết động và đây cũng là sự lựa chọn tốt nhất cho những đối tượng từ 65-70 tuổi trở lên, phụ nữ có nguyện vọng sinh đẻ, những người khó tính, nhạy cảm đối với những thay đổi của ngoại cảnh hoặc cho bệnh nhân cần được thực hiện một phẫu thuật ngoài tim. Tử vong khi thực hiện phẫu thuật ngoài tim do rối loạn hoạt động của van ở bệnh nhân mang van sinh học thấp hơn (5,6-16%) so với những bệnh nhân mang van cơ học (37,5-54,5%).

Các van tim nhân tạo được sử dụng hiện nay có ưu, nhược điểm riêng khi hoạt động lâu dài, vì vậy đòi hỏi người thầy thuốc phải xem xét thận trọng, tỷ mỉ để có thể chọn ra một loại van tim phù hợp với bệnh nhân.

Theo www.vnha.org.vn

"CHẾ PHẨM CARDOCORZ NẠP KHÍ ĐƯỢC BÀO CHẾ TỪ NGỌC TRÚC VẦ CÁC THẢO DƯỢC QUÝ PHÙ HỢP VỚI NGƯỜI HẸP HỞ VAN TIM, BỊ SUY TIM NHẸ VÀ VỪA. THÔNG TIN CHI TIẾT SẢN PHẨM XEM TẠI ĐÂY

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin