Nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng “ Ăn nhạt, giảm ăn thịt, tăng rau xanh, “nhuộm màu” các bữa ăn với nhiều món rau củ quả đa dạng, ít ăn các món xào rán, tăng đồ ăn luộc, hấp, uống ít nước ngọt, rượu bia, năng tập thể dục… là những việc mà người dân cần làm ngay trước khi cơ thể mắc nhiều bệnh mãn tính, phải điều trị cả đời”
Số liệu thống kê cho thấy lượng thịt tiêu thụ trung bình của người dân hiện nay tăng gấp 4 lần so với 30 năm về trước. Cụ thể tăng từ 20- 30g/ngày thì nay tăng lên 80g/ngày. Ngoài ra, các thành phần cá, trứng cũng tăng lên gấp đôi. Tuy nhiên, do tổng lượng thức ăn bình quân không thay đổi ( khoảng 800 – 900g/ngày) nên lượng rau xanh, củ quả bị bớt đi đáng kể . theo khuyến cáo cần đạt trên 300g rau xanh/ngày mới đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho người Việt
Hình ảnh minh họa
Tuy năng lượng nhiều nhưng bữa ăn của người Việt mất cân đối trầm trọng và thiếu nhiều vi chất. Khảo sát trong nhóm trẻ 2-3 tuổi thấp còi cho thấy có 24% thiếu máu, 37,5% thiếu vitamin A, 41% thiếu kẽm riêng đối với khẩu phần canxi( một chất khoáng để tạo xương phát triển chiều cao của trẻ) trung bình trên một trẻ em tại Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 49% nhu cầu… Đó là lý do khiến cho chiều cao trung bình của người việt suốt 10 năm nay mới tăng được 2cm và là một trong ít nước có chiều cao trung bình thấp nhất Đông Nam Á. “các bà mẹ thường bổ sung nhiều canxi cho trẻ nhưng không biết, đa phần canxi được hấp thụ từ… khí trời ( ánh nắng). Còn muốn bổ sung đủ canxi cho trẻ thì mỗi ngày trẻ phải ăn 3 lạng cá hồi, 13 lòng đỏ trứng gà. Do đó, nên tăng cường cho trẻ đi chơi, phơi nắng là cách tốt nhất và rẻ nhất để bổ sung canxi cho trẻ. Ngoài ra, đa số các vitamin đến từ rau xanh, hoa quả thì người Việt lại ít ăn.
Việc mất cân đối trong ăn uống khiến cho người Việt có nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng cao với gánh nặng kép người thừa cân béo phì, kẻ lại gầy còm, suy dinh dưỡng. Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng thừa cân béo phì của người Việt Nam cho thấy; có đến 25,9% người dân thừa cân ( thành phố là 40,4%) , 10,3% người dân béo phì ( thành phố là 18,2%). Tuy nhiên, cũng có tới 16,2% người dân gầy còm, suy dinh dưỡng ( thành phố là 8,4%). Cũng tới 29,1% người dân có cholesterol trong máu cao ( mỡ máu). Đây chính là “ tiền đề” khiến cho tỷ lệ người dân bị THA tới gần 50% ở người trưởng thành. Tỷ lệ người dân mắc đái tháo đường trong 10 năm ( từ 2002- 2012) cũng tăng 200% từ 2,7% lên 5,4%; tỷ lệ tiền đái tháo đường tăng từ 7,7% lên 13,7% .
Theo Bác sĩ tim mạch