Bệnh tim không nên ăn mặn
Bệnh tim không nên ăn gì
Hạn chế ăn mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người bệnh suy tim, cao huyết áp. Hạn chế ăn mặn ở đây có nghĩa là hạn chế sử dụng muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khô, chà bông, mắm…Tóm lại người bệnh cần tránh những thức ăn có vị mặn. Nếu bạn đã quen với việc ăn mặn, vậy hãy tập thay đổi thói quen ăn mặn từ từ, đầu tiên đừng dùng nước mắm chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá, thịt khô, nếu cần có thể nấu ăn riêng.
Theo nghiên cứu, mỗi người trưởng thành chỉ nên hấp thụ 1-2 thìa cà phê muối mỗi ngày.
Người bệnh tim không nên ăn quá nhiều chất béo
Việc hấp thu quá nhều chất béo sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây ra nhiều thể bệnh tim mạch nguy hiểm như: bệnh xơ vữa động mạch, tai biến, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, … Do đó, bạn nên hạn chế dầu mỡ và các thực phẩm giàu chất béo, đồng thời tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh,…
Ngoài ra, những bệnh nhân tim mạch cũng cần hạn chế ăn những loại thịt đỏ. Thịt đỏ là thịt của các loại động vật có vú như bò, heo, cừu và ngựa. Các loại thịt đỏ này cung cấp protein, sắt, kẽm, nhiều vitamin B12, niacin và vitamin B6. Tuy nhiên thịt đỏ cũng chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thay vào đó, bạn có thể ăn những loại đậu như: đậu nành, đậu hủ - đây là thực phẩm tốt cho tim mạch.
Bệnh tim không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều cholesterol
Ai cũng biết hàm lượng cholesterol cao sẽ không tốt cho tim mạch. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch thường khuyên bệnh nhân của mình nạp cholesterol vào cơ thể không quá 300mg mỗi ngày. Tuy nhiên với những người đang uống thuốc giảm cholesterol và cholesterol xấu cao thì chỉ 200mg/ngày.
Bệnh tim không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều cholesterol
Giảm hàm lượng natri trong chế độ ăn hàng ngày
Ăn nhiều natri có thể làm tăng huyết áp. Một người trưởng thành hấp thu không quá 2300 mg natri/ngày (khoảng 1 thìa uống trà). Với những người 51 tuổi trở lên, hoặc có các triệu trứng như huyết áp cao, tiểu đường, thận mãn tính,… nên ăn dưới 1500 mg natri/ngày.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc uống rượu bia và hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh tim mạch trở nên xấu đi. Đặc biệt là thuốc lá, hút thuốc lá rất dễ khiến cho tình trạng xơ vữa động mạch vành diễn ra nhanh chóng, từ đó ảnh hưởng xấu tới bệnh nhồi máu cơ tim, suy tim...
Xem thêm: