Trả lời:
Sau đây, chuyên mục tư vấn bacsitimmach.com.vn xin được trả lời bạn vấn đề trên như sau:
Bị bệnh tim có tập thể dục được không ?
Tập thể dục không chỉ khắc phục được lối sống tĩnh tại, ít hoạt động của cuộc sống bộn bề ngày nay mà hơn thế nữa còn giúp phòng và chống được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành… rất hiệu quả.
Bị bệnh tim có tập thể dục được không?
Khi tập thể dục, rõ ràng là chúng ta phải gắng sức dù ít hoặc nhiều, vì thế không phải là không có nguy hiểm, thậm chí một số biến cố tim mạch có thể xuất hiện như cơn đau thắt ngực hoặc rối loạn nặng nhịp tim. Tuy vậy, nguy cơ đó cực kỳ thấp, chỉ xấp xỉ gần một lần xuất hiện nếu tập 400.000-800.000 giờ (hay tương đương với việc chỉ có một người bị bệnh trong số 400 – 800 nghìn người tập luyện, nếu tính trung bình một người tập một giờ).
Những tỷ lệ quá thấp như vậy cho thấy độ an toàn cao của việc tập luyện ngay cả khi chúng ta có bệnh tim mạch. Một điểm đáng lưu ý khác là nguy cơ biến chứng bệnh tim mạch còn thấp hơn nữa ở những người thường xuyên luyện tập. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu tập thể dục tương đối đều đặn (khoảng 5 lần một tuần) thì nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch nặng trong lúc tập đã giảm tới 50 lần so với những người lười vận động. Hơn thế nữa, nếu tính chung cho tất cả mọi người, thì tới 90% các biến cố tim mạch xảy ra khi nghỉ ngơi, chứ không phải lúc đang vận động.
Như vậy, tập thể dục đều có thể coi là an toàn. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên để ý tới những biểu hiện bất thường khác với mọi ngày, nảy sinh trong hoặc sau khi luyện tập như cảm giác đau ngực (nặng tức hay ép trong ngực, lan lên cằm, cổ, vai hoặc lan xuống cánh tay),thở dốc khác thường, hoa mắt chóng mặt, choáng váng hoặc cảm giác hẫng, hồi hộp lạ thường. Nếu phát hiện thấy có, chúng ta nên tới các bác sỹ chuyên khoa tim mạch để được khám và tư vấn về chế độ luyện tập phù hợp.
Vậy phải bắt đầu việc tập thể dục như thế nào ?
Nếu đã sẵn có bệnh tim mạch hoặc sẵn có nguy cơ cao xuất hiện bệnh tim mạch (tuổi trên 45 kết hợp với có ít nhất hai trong số các yếu tố sau: hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, lười vận động, béo phì, tiền sử có người thân trong gia đình mắc bệnh tim mạch trước tuổi 55) thì chúng ta cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa tim mạch trước khi lựa chọn một hình thức tập luyện thể dục thể thao phù hợp cho mình. Tất cả mọi tài liệu đều cho thấy các lợi ích rõ ràng từ việc tập luyện mức độ trung bình mỗi ngày nửa giờ. Nếu chúng ta không thể sắp xếp thời gian để có thể giành riêng ra mỗi ngày nửa giờ đồng hồ cho việc luyện tập thì có thể bắt đầu bằng những hình thức hết sức đơn giản chẳng hạn chúng ta tự leo cầu thang bộ ở cơ quan hay ở khu tập thể thay vì đi thang máy hoặc cố gắng đi bộ để đi chợ mua sắm hay tới nơi làm việc (nếu gần) thay vì đi xe máy. Cố gắng thu xếp những khoảng thời gian ngắn cỡ chừng 10 phút để vận động chân tay trong lịch làm việc hàng ngày của mình. Vấn đề chính là ở chỗ chúng ta phải thay đổi và hoạt động tay chân nhiều hơn.
Bị bệnh tim nên tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ
Khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam nêu rõ: Mỗi người lớn cần/nên tham gia chơi thể thao, tập thể dục hoặc vận động chân tay ở mức độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày đối với tất cả các ngày trong tuần. Hoạt động thể lực ở mức độ vừa tương đương với việc đi bộ với tốc độ trung bình (6-7 km/giờ) hoặc các công việc khác nhau như lao động ngoài đồng, làm việc nội trợ, đi xe đạp, bơi lội.
Tuy nhiên, ngoài việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, các bác sỹ tim mạch khuyên bạn nên kết hợp với việc sản sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch hiệu quả, sử dụng được lâu dài mà không có tác dụng phụ như cây thuốc quý dong riềng đỏ đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện y học bản địa nghiên cứu có đề tài khoa học mang tên “Nghiên cứu về dịch chiết của cây dong riềng đỏ ứng dụng hỗ trợ điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ” đây là đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ do bộ giáo dục và đào tạo cấp kinh phí. Với sự giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp, chỉ dẫn tận tình của hơn 10 giáo sư, tiến sỹ y dược học như Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Trịnh Bình, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông, Phó giáo sư Phùng Quốc Việt, tiến sỹ Nguyễn Kháng Sơn … Đề tài đã được nghiên cứu thành công và nghiệm thu bởi hội đồng khoa học cấp bộ đạt kết quả xuất sắc.
Để biết thêm thông tin chi tiết về liều lượng sử dụng cây Dong riềng đỏ và Chế phẩm Dong riềng đỏ, Quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ Tim Mạch – 0932 319 099. Hoặc gửi thông tin cho Bác sĩ Tim Mạch theo hòm thư: [email protected].
Theo Bác sĩ tim mạch