Báo động về bệnh huyết áp cao
Theo thống kê của Hội Tim mạch học Việt Nam, huyết áp cao (tăng huyết áp) là bệnh lý thường gặp nhất trong cộng đồng; trung bình cứ 4 người lớn thì có 1 người bị tăng huyết áp. Hiện nay, số lượng người mắc tăng huyết áp tại Việt Nam đang là một con số đáng báo động và có xu hướng tăng lên (ước tính khoảng 50% dân số). Điều đáng lo ngại là nhiều người mắc bệnh tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh.
Tăng huyết áp được coi là một “kẻ giết người thầm lặng” bởi không phải lúc nào người mắc bệnh cũng có những biểu hiện rõ ràng như: hoa mắt chóng mặt, đau đầu, ù tai… Nhiều trường hợp người bệnh phát hiện ra một cách rất tình cờ, hoặc là đã có biến chứng mới phát hiện ra. Chính vì lý do đó mà nhiều trường hợp bệnh nhân bị đột tử nhưng trước đó vài phút vẫn nói chuyện bình thường và cảm thấy khỏe mạnh.
Huyết áp cao thường xuyên, không kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng về tim, mắt, não, thận, các mạch máu lớn và đặc biệt là biến chứng tim mạch. Tăng huyết áp gây ra thiếu máu cơ tim, phì đại cơ tim, xơ vữa mạch máu, suy tim…
Cách đo huyết áp đúng
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.
Tăng huyết áp là bệnh lý rất dễ phát hiện. Chỉ cần đo huyết áp sẽ biết được bệnh, tuy nhiên, phần lớn chúng ta lại không biết được con số huyết áp của mình. Vì vậy, cần khám sức khỏe định kỳ, lưu ý về thông số huyết áp của mình kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, thể dục điều độ.Trung bình, huyết áp có thể đo 2 lần/ ngày vào sáng, chiều sau đó ghi chép lại để tiện theo dõi và báo cho bác sĩ.
Hiện nay, đa phần dùng máy đo huyết áp điện tử, quan trọng là chúng ta biết cách đo huyết áp chuẩn. Khi đo huyết áp, chúng ta đo ở cánh tay chứ không phải đo ở cổ tay. Do vậy, các máy đo huyết áp điện tử ở cổ tay không chính xác như những máy đo huyết áp ở cánh tay.
Phòng và điều trị huyết áp cao hiệu quả
Về việc dùng thuốc điều trị huyết áp
Việc điều trị tăng huyết áp phải tích cực, kiên trì. Trong quá trình điều trị, người bệnh tuyệt đối không được bỏ thuốc giữa chừng. Nhiều bệnh nhân sau một thời gian uống thuốc điều trị, thấy huyết áp xuống liền bỏ thuốc không uống nữa hoặc tự ý giảm liều thuốc, uống thuốc không đều khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ; điều ngày là nguy hại vì huyết áp sẽ tăng trở lại, khó kiểm soát hơn và gây ra biến chứng khó lường.
Thuốc trong điều trị tăng huyết áp thường phải phối hợp nhiều loại bởi chỉ số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp đơn thuần mà đa số người bệnh tăng huyết áp còn kèm theo bệnh khác như: rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, suy thận, bệnh mạch vành, bệnh mạch não, bệnh thận, bệnh gan… Vì vậy, phải điều trị để đạt huyết áp mục tiêu, đồng thời khống chế được tất cả các yếu tố nguy cơ khác đi kèm. Có những trường hợp bệnh nhân phải sử dụng thuốc tối ưu, kết hợp nhiều loại mà huyết áp không thể kiểm soát tốt được gọi là huyết áp kháng trị. Điều này gây nguy hại lớn đến sức khỏe của người bệnh. Hiện trên thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, sản xuất ra các thuốc đối với những người có bệnh huyết áp kháng trị. Bên cạnh việc sử dụng hạ áp theo tây y, người bệnh có thể sử dụng kết hợp với thảo dược để hỗ trợ điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Mục tiêu chung hạ huyết áp ở người lớn là <140/90 mmHg, bao gồm cả những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, đái tháo đường,... . Đối với những bệnh nhân >80 tuổi, mục tiêu hạ huyết áp <150/90 mmHg nếu có đái tháo đường; <140/90mmHg nếu có bệnh thận mạn.
Ngoài việc hạ huyết áp đạt mục tiêu, việc điều trị tích cực nguyên nhân gây bệnh và các bệnh lý kèm theo là điều vô cùng quan trọng. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà cần phải được bác sĩ chỉ định.
Ăn mặn dễ bị tăng huyết áp
Một trong những cách phòng ngừa tăng huyết áp là không nên ăn mặn. Mặn ở đây là muối, mỳ chính, bột nêm, các loại mắm…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),mỗi ngày, một người chỉ nên tiêu thụ 5-6 gam muối. Việc ước lượng muối trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta là một điều không hề dễ; ví dụ: trong 1 bát phở, nước dùng thường đậm và ước tính đã có tới khoảng 3 gam muối trong đó. Đặc biệt trong các thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp sẽ chứa rất nhiều muối; người bệnh không nên sử dụng những thực phẩm này.
Thay đổi lối sống
Luyện tập thể dục đối với người cao huyết áp cũng rất quan trọng
Thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị huyết áp cao. Một lối sống lành mạnh sẽ góp phần kiểm soát huyết áp ổn định, hỗ trợ đắc lực cho các loại thuốc điều trị; ngăn ngừa, làm chận quá trình tiến triển của tăng huyết áp; giảm nguy cơ biến chứng: nhồi máu cơ tim, các bệnh về tim và thận.
Bên cạnh việc ăn giảm muối, người bệnh cũng cần ăn uống lành mạnh, giảm lượng chất béo đồng thời gia tăng lượng chất xơ. Rau củ và trái cây chứa rất nhiều vitamin và chất chống ôxy hóa, không chỉ giúp người bệnh kiểm soát huyết áp mà còn ngăn ngừa nhiều bệnh khác.
Người bệnh giữ mức cân nặng phù hợp, tránh thừa cân bằng cách thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, mỗi ngày dành khoảng 30- 45 phút đi bộ, hoặc tập luyện các môn thể thao khác. Đồng thời, bệnh nhân tăng huyết áp cần hạn chế sử dụng chất kích thích: rượu bia,... và không hút thuốc lá. Tăng huyết áp sẽ diễn biến xấu hơn nếu bạn thường xuyên sử dụng những chất này, cùng với việc tinh thần trong trạng thái căng thẳng.
Huyết áp cao lâu ngày không được kiểm soát sẽ gây ra biến chứng cực kì nghiêm trọng. Bằng phương pháp thay đổi lối sống và tuân thủ việc sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị huyết áp cao và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo Bác sĩ tim mạch
“CARDOCORZ LÀ SẢN PHẨM DUY NHẤT Ở VIỆT NAM CÓ THÀNH PHẦN CAO DONG RIỀNG ĐỎ, MỘT LẦN UỐNG 3 VIÊN CARDOCORZ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI ĂN 1 CÂY DONG RIỀNG ĐỎ TRƯỞNG THÀNH