Skip to content

Những điểm cần lưu ý khi tự đo huyết áp tại nhà

Bác Sĩ Tim Mạch 21.05.20181053 lượt xem
Đo huyết áp là phương pháp đơn giản, nhanh chóng để sớm phát hiện tăng huyết áp và theo dõi chỉ số huyết áp hàng ngày hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và biết cách đo huyết áp. Nều bạn hoặc người thân bị tăng huyết áp, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để lưu ý khi tự đo huyết áp tại nhà.

Tại sao nên biết đo huyết áp tại nhà?

Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm, được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó thường không có triệu chứng điển hình mà chỉ phát hiện qua việc đo huyết áp. Hơn nữa biến chứng của tăng huyết áp lại cực kì nguy hiểm. Biết đo và theo dõi huyết áp tại nhà mang lại nhiều lợi ích:

Phát hiện sớm tình trạng bệnh

Ở nước ta, người dân vẫn chưa tạo được thói quen đi khám sức khỏe định kì, mà chỉ đợi đến khi có bệnh mới đi khám, thậm chí khi có những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, người bệnh vẫn cố ở nhà mà chưa đến cơ sở y tế, điều nay là cực kì nguy hiểm vì nhiều bệnh lý chỉ có biểu hiện ra ngoài khi đã ở giai đoạn nặng như thiếu máu cơ tim yên lặng, tăng huyết áp,... Vậy nên, tự đo huyết áp tại nhà là rất cần thiết, nó sẽ giúp cho cả bác sĩ lẫn người bệnh sớm phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong cơ thể, nhất là vấn đề về huyết áp.

Theo dõi quá trình điều trị và khuyến khích sự chủ động của người bệnh

Bạn đang điều trị tăng huyết áp thì đây sẽ là cách giúp bạn theo dõi và đánh giá xem cơ thể bạn đang phản ứng tích cực như thế nào với các liệu pháp điều trị. Tự đo huyết áp tại nhà cũng giúp bạn có thái độ chủ động hơn trong việc điều trị và tận hưởng cuộc sống. Mỗi lần đi khám tại cơ sở y tế, bạn có thể đưa các kết quả đo được hàng ngày cho bác sĩ xem để điều chỉnh hoặc đưa ra phương pháp điều trị cho phù hợp với tình trạng hiện tại của bạn.

Những điểm cần lưu ý khi tự đo huyết áp tại nhà

Lựa chọn dụng cụ đo huyết áp phù hợp

Hiện nay trên thị trường có hai loại máy đo huyết áp thông dụng là máy đo cơ và máy đo điện tử. Máy đo huyết áp cơ có ưu điểm là chi phí thấp, có thể đo bất kỳ lúc nào, tuy nhiên kỹ thuật đo tương đối phức tạp, cần người có kĩ năng thành thạo mới có thể đo được chính xác. Với máy đo điện tử thì giá thành cao hơn,  nhưng hầu như mọi khâu đều đã tự động hóa giúp bạn hoàn toàn có thể tự đo huyết áp tại nhà đơn giản, dễ dàng.

Chọn băng quấn đo huyết áp phù hợp

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

Băng quấn tay đo huyết áp phải quấn được 80% cánh tay, không sử dụng băng quá rộng hoặc quá chật. Những người to béo sử dụng băng quấn nhỏ có thể làm sai số tới 10-15mmHg và ngược lại. Do đó, bạn nên đo bắp tay trước khi chọn mua máy đo huyết áp để lựa chọn băng quấn phù hợp nhất với mình.

Tư thế khi đo huyết áp

Trước khi tiến hành đo huyết áp, bạn nên ngồi thư giãn, nghỉ ngơi từ 3-5 phút và mặc những trang phục rộng rãi, thoái mái, bàn chân đặt lên sàn nhà, tay đặt trên bàn ngang mức tim. Nếu bạn thấy mệt, có thể lựa chọn tư thế nằm ngửa, tay để xuôi thoải mái.

Cách quấn băng đo huyết áp

Quấn băng đo huyết áp trực tiếp trên cánh tay; vị trí quấn sao cho mũi tên đánh dấu chỉ đúng động mạch cánh tay. Bạn có thể dễ dàng xác định động mạch cánh tay bằng cách đặt tay ngửa lên, dùng ngòn trỏ và ngón giữa lần theo động mạch ở phần trong cánh tay, qua cùi chỏ.

Đo huyết áp

Trường hợp bạn dùng máy đo huyết áp điện tử, bạn chỉ cần ấn nút Start để bắt đầu quá trình đo huyết áp. Con số hiển thị ở trên là huyết áp tâm thu, số hiển thị ở dưới là huyết áp tâm trương của người bệnh.

Trường hợp bạn sử dụng máy đo huyết áp cơ, cần dùng đến ống nghe và kĩ năng bơm xả bóng cao su. Mời bạn tham khảo tại đây

Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ về chỉ số huyết áp vừa đo, hãy đo lại lần 2, mỗi lần đo cách nhau 5-15 phút. Trị số huyết áp chính xác là giá trị trung bình cộng của 2 lần đo nói trên. Nếu 2 lần đo chênh lệch nhau trên 5 mmHg, cần thực hiện lần đo thứ 3 và lấy trung bình cộng của cả 3 lần.

Bạn cũng cần đo huyết áp ở 2 tay để so sánh và không quên ghi lại chỉ số của mỗi lần đo để theo dõi, báo ngay cho bác sĩ khi thấy huyết áp của mình bất thường.

Huyết áp chịu tác động của nhiều yếu tố

Huyết áp hàng ngày của chúng ta sẽ thay đổi theo nhịp sinh học (khi thức, khi ngủ, buổi ngày, buổi đêm,...) và bị tác động bởi nhiều yếu tố như: thuốc, trạng thái tâm lý, vận động thể lực, chất kích thích... Do đó, chỉ số lúc đo chỉ phản ánh huyết áp ngay vào thời điểm đo. Muốn biết chính xác tình trạng huyết áp trong ngầy, cần sử dụng Holter 24 giờ.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự đo huyết áp tại nhà và biết cách đo chính xác sẽ giúp bạn theo dõi và tầm soát được huyết áp hàng ngày, thuận tiện cho cả bạn và bác sĩ. Cùng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình ngay từ hôm nay nhé!

Theo Bác sĩ tim mạch

" Viên nén CARDOCORZ, có thành phần chính là cao Dong riềng đỏ, dùng cho người có hội chứng huyết khối, xơ vữa động mạch với các triệu chứng: đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức, nhịp tim nhanh; người có nguy cơ đột quỵ, người đặt stent. Chi tiết về sản phẩm XEM TẠI ĐÂY " 

Đánh giá bài viết
2 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin