Skip to content

Suy tim sống được bao lâu?

Bác Sĩ Tim Mạch 14.08.20174159 lượt xem
Suy tim là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp, là hậu quả của nhiều bệnh tim mạch. Câu hỏi suy tim sống được bao lâu là thắc mắc, băn khoăn của nhiều người.

Suy tim sống được bao lâu?

Suy tim là một tình trạng bệnh lý rất thường gặp trên lâm sàng. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 5 triệu người mới mắc suy tim hàng năm trên thế giới. Tại Việt Nam, chúng ta chưa có thống ke trong cộng đồng, nhưng theo thống kê trong bệnh viện, có tới trên 60% bệnh nhân nội trú trong các khoa tim mạch bị suy tim ở các mức độ khác nhau.

Tiên lượng về tuổi thọ của bệnh nhân mắc suy tim là rất khác nhau, phụ thuộc và nhiều yếu tố như tuổi của người bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh, giai đoạn phát hiện bệnh, việc người bệnh tự ý thức tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị bệnh, việc thay đổi lối sống, cũng như sự tiến triển trong điều trị của bệnh nhân,...

Suy tim sống được bao lâu ?

Suy tim sống được bao lâu ?

Có nhiều trường hợp, các triệu chứng suy tim ở người bệnh vẫn duy trì ổn định trong một thời gian dài trước khi có những diễn biến xấu và mức độ nặng hơn. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân mắc suy tim biểu hiện triệu chứng từ từ, tăng dần theo thời gian và đế một cách nhanh chóng.

Do đó, câu hỏi “suy tim sống được bao lâu?” rất khó để đưa ra một con số cụ thể.

Cách bảo vệ và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh suy tim 

Suy tim là bệnh mãn tính, tiến triển theo thời gian và thường không có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Ngày nay, những tiến bộ về khoa học không ngừng cho phép chúng ta càng có những biện pháp hữu hiệu trong chẩn đoán và điều trị, giúp cải thiện đáng kể về tiên lượng và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy tim.

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân suy tim nên xây dựng một chế độ ăn hợp lý: ít muối, hạn chế chất béo, tăng cường chất xơ từ rau củ quả, đồng thời thay đổi lối sống; nói không với thuốc lá, rượu, bia… và các chất kích thích có hại tới sức khỏe. Kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết,... ; giải tỏa căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya,... Người bệnh cần lưu ý rằng sự lo lắng, căng thẳng kéo dài đều gây bất lợi cho sức khỏe nói chung và trái tim nói riêng.

Những bệnh nhân suy tim cần theo dõi lượng chất lỏng đưa vào cơ thể mỗi ngày, theo dõi huyết áp, duy trì cân nặng theo khuyến cáo của bác sĩ và tăng cường vận động bằng các bài tập thể dục phù hợp.

Bạn cần lắng nghe cơ thể mình thường xuyên; thăm khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần. Khi có những dấu hiệu bất thường, cần gặp bác sĩ để được thăm khám sớm tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng nghiêm trọng.

Suy tim là một bệnh mãn tính, tiến triển theo thời gian và sẽ nặng dần lên nếu không được điều trị đúng cách. Nếu bạn đang bị hẹp, hở van tim, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành… hãy dành 2 phút trao đổi trực tiếp với Bác Sĩ Tim Mạch theo số máy 0932319099 để được hướng dẫn liệu pháp phòng và trị suy tim phù hợp.

Theo Bác sĩ tim mạch

@ Thông tin hữu ích: “ Hãy dành thêm 2 phút đọc kỹ về cây thuốc quý Dong riềng đỏ, để biết cách vượt qua bệnh thiếu máu cơ tim – xơ vữa mạch vành an toàn và hiệu quả”

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin