Thế nào là máu nhiễm mỡ?
Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.
Máu nhiễm mỡ còn được gọi là mỡ máu cao hay tăng cholesterol máu. Ở người bình thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid… Nếu các chỉ số trên vượt quá ngưỡng cho phép thì gọi là mỡ máu cao.
Cholesterol trong máu được tạo thành từ một nhóm các chất béo cần thiết cho cơ thể. Những chất béo này được sản xuất từ gan và tham gia vào nhiều hoạt động chức năng trong cơ thể. Khi lượng mỡ máu tăng cao, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch máu, tăng nguy cơ gây suy tim, đột quỵ.
Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Khi có quá nhiều LDL-Cholesterol (mỡ máu xấu) lưu thông trong máu của bạn, nó sẽ từ từ lắng đọng vào thành các mạch máu của bạn. Cùng với một số chất khác, nó sẽ hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm lòng mạch của bạn bị hẹp dần hoặc tắc hoàn toàn.
Xơ vữa động mạch là thuật ngữ được dùng để mô tả quá trình lắng đọng cholesterol, sản phẩm thoái giáng của tế bào, lắng đọng calci và sợi fibrin ở trong thành động mạch. Quá trình xơ vữa động mạch cũng được thấy gia tăng theo tuổi, có liên quan tới yếu tố gia đình và ở một số người có các nguy cơ tim mạch khác như đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp…
Vấn đề nguy hiểm ở chỗ mảng xơ vữa thường hay xuất hiện ở các động mạch nuôi dưỡng các cơ quan trọng yếu của cơ thể như động mạch vành (cấp máu cho tim),động mạch não, động mạch chi.
Xơ vữa động mạch có thể phát triển như sau:
Mảng xơ vữa phát triển một cách từ từ gây hẹp dần lòng mạch dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng cơ quan một cách mạn tính và gây ra một loạt các biến cố như bệnh mạch vành mạn tính, đau cách hồi, suy tim, giảm chất lượng cuộc sống…
Khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ (bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hình thành) có thể dẫn đến tắc mạch máu đột ngột dẫn đến các biến cố cấp nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,...
Một điều đáng lưu ý là không phải người gầy thì không bị mỡ máu cao. Gầy và mỡ trong máu là hai thông số độc lập với nhau. Mặc dù những người thừa cân, béo phì có tỷ lệ bị máu nhiễm mỡ cao hơn.
Máu nhiễm mỡ sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong khi đó, nếu người bệnh phát hiện sớm, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt thì tỷ lệ mỡ trong máu có thể trở về bình thường. Những trường hợp không đáp ứng tốt thì cần phải dùng thuốc hạ mỡ máu để điều chỉnh. Mức độ nguy hiểm của bệnh thực chất không xuất phát từ bản thân căn bệnh mà từ biến chứng bệnh gây ra và cách thức mà người bệnh thực hiện điều trị. Quá trình điều trị mỡ máu cao là lâu dài; nhiều người bệnh thiếu kiên trì, thay vì lựa chọn phương pháp điều trị chậm, an toàn, bệnh nhân lại lựa chọn phương pháp điều trị nhanh nhưng không triệt để.
Tóm lại, mỡ máu cao gây nguy hiểm, nhất là nguy cơ gây xơ vữa mạch, mức độ nguy hiểm phụ thuộc rất nhiều vào thái độ điều trị của mỗi người. Vì vậy, người bệnh cần ý thức hơn trong việc tuân thủ điều trị mỡ máu cao, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Theo Bác sĩ tim mạch
“CARDOCORZ LÀ SẢN PHẨM DUY NHẤT Ở VIỆT NAM CÓ THÀNH PHẦN CAO DONG RIỀNG ĐỎ, MỘT LẦN UỐNG 3 VIÊN CARDOCORZ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI ĂN 1 CÂY DONG RIỀNG ĐỎ TRƯỞNG THÀNH