Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu ở sức khỏe của bạn, không chỉ là tuổi tác suy giãm mà còn do lối sống không hợp lý, ăn uống không khoa học. Có nhiều thực phẩm không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn làm bệnh suy tim của bạn phát triển mạnh hơn. Sau đây là những thực phẩm mà bệnh nhân suy tim không nên ăn, để đảm bảo có sức khỏe cho mình.
Biểu hiện và cách xử trí khi bị suy tim
Bệnh suy tim có những dấu hiệu khó thở khi làm nặng, lên cầu thang và khi nghỉ ngơi thì giảm rõ. Đôi lúc ngồi cũng thấy khó thở, khó thở về đêm, cơ thể mệt mỏi, yếu đuối kèm theo đau ngực và hồi hộp. Ở bệnh nhân suy tim toàn bộ có các biểu hiện khó thở, phù, gan to ấn đau, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính. Về hỗ trợ điều trị có 3 khâu cơ bản:
Bệnh suy tim không nên ăn gì?
- Giảm nhẹ tiền gánh bằng rút nước phù.
- Giảm nhẹ hậu gánh bằng dùng thuốc giãn mạch.
- Trợ tim bằng dùng các thuốc trợ tim.
Trong 3 khâu trên thì giảm nhẹ tiền gánh là cơ bản nhất. Khi suy tim còn nhẹ, dễ hồi phục thì giảm nhẹ tiền gánh cũng đã đủ để khống chế suy tim. Mặt khác khi đã cần dùng thuốc trợ tim thì giảm nhẹ tiền gánh lại là điều kiện cần thiết để thuốc trợ tim phát huy tác dụng.
Bệnh suy tim không nên ăn gì?
Để giảm nhẹ tiền gánh cần giảm natri và nước đưa vào để chống giữ nước, dùng lợi tiểu thải muối, thải nước. Hay nói đúng hơn chế độ ăn nhạt là cơ sở trong hỗ trợ điều trị suy tim.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn nhạt cho bệnh nhân suy tim. Cần kiêng muối và mọi thức ăn mặn. Tuy nhiên, tùy độ suy tim mà có chế độ ăn nhạt khác nhau (nhạt hoàn toàn, nhạt vừa hoặc nhạt).
Bệnh suy tim không nên ăn gì? Chế độ ăn hợp lý khi bị suy tim
Chế độ ăn nhạt: là trong chế độ ăn chỉ cần 400 – 700 mg natri/ngày tương đương 1-2g muối. Trong đó đã có sẵn khoảng 1g muối từ gạo và rau quả của khẩu phần ăn. Vì vậy nên khi chế biến khẩu phần ăn chỉ cần cho 1g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm/ngày là đủ lượng natri theo yêu cầu.
Chế độ ăn nhạt vừa: là trong chế độ ăn chỉ cần 800 – 1.200mg natri/ngày, tương đương 2-3g muối ăn/ngày. Trong đó đã có sẵn 1g từ gạo và rau quả của khẩu phần ăn nên khi chế biến thức ăn chỉ cần cho 2g muối ăn/ngày hoặc 2 thìa cà phê nước mắm/ngày.
Chế độ ăn nhạt hoàn toàn: là trong chế độ ăn chỉ cần 200 – 300 mg natri/ngày. Lượng natri/ngày. Lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm, do đó khi chế biến khẩu phần ăn cần chú ý: hoàn toàn không dùng muối, mì chính, bột canh, nước mắm và chọn thực phẩm chứa ít natri, chẳng hạn gạo trắng, khoai, củ, rau, quả ngọt, thịt, cá, trứng (ăn ít). Điều cần nhớ là người bệnh tim không nên ăn sữa nguyên kem, đồ hộp, các thức ăn sẵn (nướng, rán, ướp muối, bánh mỳ) vì chứa nhiều muối.
Người bệnh suy tim không nên ăn muối
Tuy nhiên, tùy theo bệnh cảnh lâm sàng mà chỉ định một trong ba chế độ ăn nhạt trên và theo dõi sự đáp ứng của người bệnh để thay đổi từ chế độ này sang chế độ khác.
Hiện nay, phòng khám tim mạch tại số 66, Đốc ngữ - Ba đình - Hà Nội được xem là một trong những phòng khám tim mạch uy tín hàng đầu. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, đồng thời với sự thân thiệt, nhiệt huyết trong công việc, sẽ giúp bệnh nhân thăm khám miễn phí và tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp. Để được bác sĩ tư vấn miễn phí, quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ Tim Mạch – 0932 319 099. Hoặc gửi thông tin cho Bác sĩ Tim Mạch theo hòm thư: [email protected].
Theo nhóm Bác sĩ