Đau tức ngực
Những cơn đau tức ngực thường xảy ra bất chợt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của bạn. Đau tức ngực là một triệu chứng tim mạch thường gặp. Cơn đau tức ngực điển hình trong bệnh tim mạch được mô tả đau ở vùng ngực trái (vùng tim),sau xương ức, đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, ra sau lưng hoặc hướng lan lên vai trái rồi xuống tay trái, có khi xuống tận ngón tay. Cơn đau được mô tả khác nhau ở từng bệnh nhân, một số có cảm giác nhói ở ngực, một số chỉ có cảm giác ngộp vùng tim chứ không đau rõ ràng; nhưng đây đều là triệu chứng cảnh bảo nguy cơ bạn có thể mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, triệu chứng đau ở vùng ngực có thể gặp trong một số trường hợp khác như: trào ngược dạ dày thực quản, đau thần kinh liên sườn, chấn thương,... Đặc biệt, khi cơn đau tức ngực đi kèm các triệu chứng khác (đổ mồ hôi, buồn nôn, khó thở),đau ngực không giảm khi nghỉ ngơi, bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức để sớm chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ bị nhồi máu cơ tim có thể tử vong.
Khó thở, thở dốc
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.
Chúng ta cần phân biệt được sự khác nhau giữa việc thở dốc sau khi vận động mạnh và triệu chứng khó thở vì bệnh. Ở người bệnh tim mạch, cảm giác khó thở thường xuất hiện đột ngột, ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi cũng có thể xảy ra, đôi khi đi kèm tiếng thở khò khè, thở dốc liên tục và choáng váng đầu óc hoặc chỉ làm cảm giác khó thở thoáng qua. Khó thở có thể gặp ở trong một số bệnh như: hen suyễn, căng thẳng tinh thần, viêm phế quản-phổi… Đới với những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, triệu chứng đau tức ngực và khó thở có thể báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim, cần được cấp cứu kịp thời.
Đau đầu
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến hiện nay, có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn trải qua cơn đau đầu dữ dội, kéo dài với cường độ ngày càng tăng, mạch máu trên não có thể đã bị vỡ do cục máu đông hoặc áp lực lên thành động mạch tăng, cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não (thường gặp ở bệnh nhân bị tăng huyết áp). Đừng chờ đợi mà hãy gọi xe cấp cứu hoặc đến ngay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu. Bạn được cấp cứu càng sớm thì khả năng hồi phục, bảo toàn sức khỏe sẽ càng cao.
Tê bì tay, chân, mặt
Bệnh nhân tim mạch đôi khi bị tê bì tay, chân hoặc mặt. Nghiêm trọng hơn, cảm giác tê liệt xảy ra ở một bên thân người, có thể khiến bạn mất thăng bằng, choáng váng và té ngã. Đây là điều cảnh báo của cơ thể trước nguy cơ đột quỵ. Trong trường hợp đó, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để tránh được biến chứng lâu dài của bệnh.
Đau hoặc phù chân
Chân bị đau hoặc sưng phù có thể là do cục máu đông làm tắc nghẽn, khiến luồng máu lưu thông đến chân bị ứ trệ. Bạn sẽ cảm thấy đau khi đi, đứng, bàn chân tấy đỏ và sưng to hơn chân còn lại. Đây có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau (suy giãn tĩnh mạch chi, chấn thương, do dùng thuốc,...) nhưng nguy hiểm nhất phải kể đến nguy cơ suy tim và các bệnh tim mạch khác. Chính vì vậy, bạn không nên ngồi quá lâu một chỗ mà nên vận động ngay cả khi làm việc, kiểm tra và chăm sóc đôi chân mỗi ngày, đồng thời nhanh chóng đi khám nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân tim mạch còn có biểu hiện hồi hộp, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, vã mồ hôi, lo lắng.... Nếu bạn hoặc người thân xuất hiện những triệu chứng này, hay đến cơ sở y tế, gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và chẩn đoán chính xác, kịp thời; chớ nên chủ quan vì đó có nghĩa là bạn đang đánh cược tính mạng và sức khỏe của mình.
Theo Bác sĩ tim mạch
“CARDOCORZ LÀ SẢN PHẨM DUY NHẤT Ở VIỆT NAM CÓ THÀNH PHẦN CAO DONG RIỀNG ĐỎ, MỘT LẦN UỐNG 3 VIÊN CARDOCORZ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI ĂN 1 CÂY DONG RIỀNG ĐỎ TRƯỞNG THÀNH “