Những biến chứng thường gặp của suy tim là gì?
Điểm đặc trưng của bệnh suy tim chính là sự suy yếu của cơ tim khi nó không còn đủ khả năng bơm máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Bệnh nhân mắc bệnh suy tim thường gặp những biến chứng sau:
Biến chứng của suy tim rất nguy hiểm (Nguồn: internet)
Rối loạn tiêu hóa
Do khả năng bơm máu của tim bị suy giảm dẫn đến hệ thống ruột bị thiếu máu nuôi dưỡng nên chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, nhất là giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, cũng như các hoạt chất từ thuốc điều trị. Các triệu chứng người mắc suy tim có thể gặp phải như nôn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy...
Hô hấp bị tắc nghẽn
Do máu bị ứ trệ một lượng lớn trong phổi, và xâm nhập vào các túi phế nang, làm ngăn cản sự trao đổi khí; khiến bệnh nhân có biểu hiện ho, khó thở, nặng ngực, rối loạn hô hấp, thậm chí là ho có bọt màu hồng, nặng hơn là bị phù phổi cấp.
Suy thận
Ở những người bệnh bị suy tim, lượng máu cấp đến cho thận giảm dần do đó thận không thể thực hiện tốt được chức năng lọc và đào thải chất độc, muối, nước ra khỏi cơ thể. Từ đó để lại hậu quả là cơ thể sẽ bị giữ muối lại, đây chính là một trong những nguyên nhân gây phù ở bệnh nhân suy tim. Nếu không điều trị kịp thời, thận bị tổn thương do suy tim yêu cầu phải lọc máu điều trị.
Tổn thương gan
Trong suy tim phải, sự co bóp suy yếu của tâm thất làm ứ trệ máu tại tĩnh mạch đổ vào nó, dẫn tới làm tăng áp lực ở tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch trên gan, xoang gan; gây ra hiện tượng gan to. Gan sẽ to lên theo diễn biến của suy tim, thường nhỏ lại khi dùng thuốc lợi tiểu, thuốc cường tim (gan đàn xếp). Nó cũng có thể đập theo nhịp tim ở trường hợp những bệnh nhân bị hở van 3 lá mức độ nặng. Khi bị ứ máu ở gan lâu ngày không điều trị, bệnh nhân sẽ bị xơ gan-tim, lúc này gan sờ thấy mật độ chắc, không co nhỏ được nữa và phản hồi gan-tĩnh mạch cổ âm tính.
Đột quỵ
Suy tim nếu không điều trị đúng cách rất dễ xuất hiện cơn đau tim gây đột quỵ. Đột quỵ xảy ra khi một nhánh của động mạch vành mang máu đến nuôi dưỡng cơ tim đột ngột bị bít tắc hoàn toàn bởi một cục máu đông, gây thiếu máu cơ tim cục bộ và hoại tử cơ tim. Cục máu đông hình thành do việc co bóp của cơ tim bị giảm sút, máu bị lưu lại tại các buồng tim.
Làm thế nào để phòng tránh suy tim hiệu quả
Ăn nhiều rau củ tốt cho tim mạch ( Nguồn ảnh: internet)
Bàn về phòng bệnh tim mạch nói chung và bệnh suy tim nói riêng là bàn nhiều nhất đến các biện pháp đề phòng tăng huyết áp và bệnh tim thiếu máu cục bộ cụ thể là đề phòng vữa xơ động mạch. Hiện nay, xơ vữa động mạch vành vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO),để phòng ngừa xơ vữa động mạch ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nên tập trung vào các nội dung sau:
Thay đổi chế độ ăn uống: giảm mỡ động vật, giảm muối, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
Không sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá, thuốc lào,…)
Phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp có hiệu quả;
Rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, giảm cân (với những bệnh nhân bị thừa cân),đề phòng béo phì.
Điều trị bệnh theo đúng phác đồ, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
Về lâu dài, bệnh suy tim không được điều trị hiệu quả, nó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Suy tim là con đường chung của hầu hết các bệnh lý về tim mạch.Bạn có nguy cơ cao mắc suy tim nếu bị hẹp, hở van tim, cao huyết áp, thiểu năng vành… hãy dành 2 phút trao đổi trực tiếp với Bác Sĩ Tim Mạch về vấn đề sức khỏe của bạn theo số máy 0932319099. Những trường hợp đã được chẩn đoán xác định suy tim nhẹ và vừa, vui lòng cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng bệnh qua biểu mẫu bên dưới hoặc gửi email cho bác sĩ theo địa chỉ [email protected] để được tư vấn sử dụng chế phẩm từ cây thuốc quý Ngọc Trúc – Vị thuốc giúp Cường Tim, Mạnh Tâm Khí
Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch