Hậu quả của bệnh động mạch chi dưới
Nguyên nhân chính gây bênh động mạch chi dưới là do các mảng xơ vữa hệ thống, do đó, người mắc bệnh này là đối tượng có nguy cơ cao về nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong tim mạch. Theo thống kê ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch chi dưới, có 20-50% không triệu chứng; 30-40% đau chân không điển hình; 10-35% có triệu chứng đau cách hồi điển hình và 1-3% có đau dạng thiếu máu chi nghiêm trọng. Người bệnh thường phát hiện ra khi bệnh đã chuyển nặng khiến việc điều trị càng trở nên khó khăn.
Hậu quả của bệnh động mạch chi dưới thường ít khi gây tử vong mà tác động lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng sẽ gây hoại tử chi, cần phải cắt cụt chi gây tàn phế; vị trí cắt cụt phụ thuộc vào vị trí tắc hẹp của động mạch chi dưới. Bệnh sẽ gây tử vong khi nó làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành, động mạch não gây nhồi máu cơ tim, nhồi máu não,...
Các phương pháp điều trị bệnh động mạch chi dưới do xơ vữa
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
Bỏ thuốc lá
Đây là chỉ định bắt buộc, thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh xơ vữa. Khói thuốc lá làm gia tăng mỡ máu xấu và giảm mỡ máu tốt, gia tăng lượng CO máu, thúc đẩy co mạch ở các mạch máu xơ vữa. Ngoài ra , khói thuốc lá làm gia tăng kết dính tiểu cầu, tăng fibrinogen, hematocrit và hậu quả tăng độ quánh của máu.
Kiểm soát huyết áp
Mục tiêu của việc kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch chi dưới không khác so với người bệnh tăng huyết áp. Khuyến cáo kiểm soát huyết áp mục tiêu <140/90mmHg và <130/80mmHg đối với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận.
Kiểm soát đường huyết
Bệnh lý đái tháo đường làm thúc đẩy quá trình xơ vữa nói chung, gây ra các biến chứng thiếu máu ở các mạch máu ngoại biên, bệnh thần kinh ngoại biên và giảm sức đề kháng với tác nhân nhiễm trùng. Các yếu tố này dễ dẫn đến loét chân và nhiễm trùng bàn chân.Việc kiểm soát tốt đường huyết phải đạt được với HbA1C trong khoảng 6-7 %.
Điều trị tốt rối loạn lipid máu
Điều trị tốt rối loạn lipid máu nếu mắc phải để làm giảm nguy cơ biến cố tim mạch khác như xơ vữa động mạch vành, mạch não gây nhồi máu cơ tim,...
Dự phòng biến chứng
Dự phòng biến chứng loét và các tổn thương do chấn thương hay lạnh bằng cách: sử dụng tất chân; phát hiện, điều trị sớm và và tích cực các tổn thương, phòng nhiễm khuẩn; tránh môi trường lạnh; tránh dùng thuốc co mạch.
Chế độ tập luyện
Tập luyện theo giám sát là việc làm quan trọng nhằm gia tăng khả năng đi bộ, cải thiện được mức độ nặng của đau cách hồi. Chế độ luyện tập có thể sử dụng đi trên thảm lăn hoặc đi bộ trên đường đủ cường độ, sau đó sẽ nghỉ cho đến khi hết đau và tập lại và mỗi đợt tập luyện kéo dài 30-60 phút, tập ít nhất 3 lần/tuần.
Điều trị bằng thuốc
Tất cả bệnh nhân đều phải được điều trị bằng thuốc một cách hệ thống. Các thuốc thường được chỉ định dùng gồm thuốc chống huyết khối (thuốc chống ngưng tập tiểu cầu),các thuốc vận mạch, giúp điều hòa lưu lượng máu, tăng khả năng biến dạng của hồng cầu, tăng cường máu đến nuôi dưỡng chi. Người bệnh cần được thăm khám kĩ lưỡng và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.
Điều trị tái thông
Hầu hết người bệnh mắc bệnh động mạch chi dưới đều đã trải qua một quá trình lâu dài, khi bệnh nhân có triệu chứng đau cách hồi nặng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thì cần phải xem xét tái thông bằng can thiệp động mạch qua da hay phẫu thuật. Chỉ định trong các trường hợp:
- Bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu cấp chi dưới, đe doại hoại tử, cắt cụt chi
- Bệnh nhân không đáp ứng với trị liệu phục hồi chức năng và thuốc
- Bệnh nhân có biểu hiện đau cách hồi nặng.
Can thiệp động mạch qua da
Hình ảnh minh họa
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.
Đây là phương pháp tiên tiến và đã được áp dụng tại nhiều trung tâm tim mạch. Phương pháp này không phải mổ, chỉ dùng dụng cụ để luồn vào động mạch bị hẹp, nong đoạn hẹp và đặt stent tại vị trí hẹp.
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị cơ bản, bác sĩ sẽ làm một cầu nối mới đi vòng qua chỗ động mạch bị tổn thương. Có thể dùng cầu nối bằng tĩnh mạch hoặc bằng mạch nhân tạo. Dù điều trị bằng ngoại khoa hay bằng can thiệp mạch, sau đó người bệnh vẫn tiếp tục được theo dõi và duy trì điều trị thuốc.
Các trường hợp người bệnh có xơ vữa động mạch đi kèm các yếu tố nguy cơ cao đều nên sử dụng kết hợp thuốc điều trị với chế phẩm Dong riềng đỏ, vị thuốc nam của người dân tộc Dao, đã được nghiên cứu chứng mình về hiệu quả điều trị với 7 tác dụng trong 1 cây thuốc: vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa an thần.
Bệnh động mạch chi dưới do xơ vữa là bệnh lý có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh và có thể gây tử vong ở người có nhiều yếu tố nguy cơ. Bệnh thường diễn tiến âm thầm nên việc lắng nghe cơ thể mình là điều rất cần thiết ở mỗi người để sớm phát hiện và điều trị hiệu quả kịp thời, tránh nguy cơ tàn phế, để có một cuộc sống chất lượng nhất.
Theo Bác sĩ tim mạch
" Viên nén CARDOCORZ, có thành phần chính là cao Dong riềng đỏ, dùng cho người có hội chứng huyết khối, xơ vữa động mạch với các triệu chứng: đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức, nhịp tim nhanh; người có nguy cơ đột quỵ, người đặt stent. Chi tiết về sản phẩm XEM TẠI ĐÂY "