Triệu chứng bệnh mạch vành:
Đau thắt ngực là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất để nhận biết bệnh động mạch vành. Đau có cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép hay đôi khi chỉ là cảm giác có 1 cái gì đó khó chịu trong lồng ngực.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh mạch vành
Vị trí đau của bệnh mạch vành hay gặp là sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim. Đau có thể tại chỗ hoặc lan lên cổ, hàm, vai hay cánh tay bên trái, ít trường hợp lan ra sau lưng hay vùng cột sống. Cơn đau thường rất ngắn chỉ 10-30 giây hay 1 vài phút; nếu cơn đau kéo dài >15 phút là có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim.
Khi gặp những triệu chứng kể trên người bệnh cần thăm khám tại cơ sở y tế đủ chuyên môn thăm khám và làm một số bước:
Khi có dấu hiệu đau thắt ngực, bác sỹ sẽ chỉ định tiến hành một số thăm dò bổ xung cần thiết để xem có phải bị bệnh mạch vành hay không. Các xét nghiệm được chia ra 2 loại: không xâm nhập và có xâm nhập. Các xét nghiệm không xâm nhập gồm có:
- Các thăm dò về điện tâm đồ, gồm: điện tâm đồ lúc nghỉ; điện tâm đồ gắng sức (hay còn gọi là nghiệm pháp gắng sức); điện tâm đồ ghi liên tục 24 giờ (thường gọi là Holter điện tim).
- Các thăm dò về siêu âm, gồm: Siêu âm Doppler tim và siêu âm tim gắng sức.
- Xạ hình tưới máu cơ tim.
- Chụp cắt lớp động mạch vành tốc độ cao (Multislices CT scanner).
Xét nghiệm xâm nhập: chụp động mạch vành, đây là xét nghiệm giúp người tháy thuốc đánh giá được chính xác hình ảnh động mạch vành; nếu có tổn thương thì sẽ đánh giá được vị trí, kích thước và mức độ tổn thương để có biện pháp can thiệp thích hợp.
Cách xử trí khi bị đau thắt ngực
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi ngay lập tức, nghĩa là phải dừng ngay lập tức mọi loại gắng sức, dùng thuốc nitroglycerin dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi và đến bệnh viện càng sớm càng tốt để có thể được chẩn đoán chính xác và xử trí kịp thời. Đây là động tác cực kỳ quan trọng, giúp cứu sống rất nhiều bệnh nhân, vì chỉ cần 1 gắng sức rất nhỏ, cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh động mạch vành
- Dự phòng tiên phát (nghĩa là dự phòng không cho bệnh xảy ra) và dự phòng thứ phát (tức là dự phòng không cho bệnh tái diễn). Tuy nhiên, dù là cách dự phòng nào cũng cần.
Bỏ thuốc lá để phòng ngừa bệnh mạch vành
- Phải thay đổi các thói quen hay lối sống như: Bỏ thuốc lá (nếu hút thuốc); tập thể dục thường xuyên và thích hợp (tốt nhất là >1 giờ/ngày; ít nhất 3 ngày/tuần); tránh các stress (căng thẳng trong cuộc sống, công việc); ăn giảm muối, không ăn mỡ và các phủ tạng động vật (đặc biệt là lòng hay dạ dày lợn…); hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, tránh tăng cân.
- Hỗ trợ điều trị tốt một số bệnh lý có liên quan trực tiếp đến bệnh động mạch vành như: Đái tháo đường; tăng huyết áp; rối loạn lipid máu và béo phì.
- Tuân thủ tốt các hướng dẫn hỗ trợ điều trị, đặc biệt với các bệnh nhân cần dự phòng tái phát bệnh.
- Một tin vui khác cho bệnh nhân mạch vành là Bác Sĩ Hoàng Sầm và nhóm Giáo sư, tiến sĩ bệnh viện Y học Thái Nguyên đã và đang tiếp tục nghiên cứu tác dụng hỗ trợ chữa bệnh mạch vành thần kì của cây thuốc dân gian Dong riềng đỏ. Hiện cây này đã được nghiên cứu lâm sàng theo đề tài nghiên cứu cấp bộ và đoạt kết quả nghiệm thu xuất sắc. Đây như là một tia hy vọng mới bệnh nhân mạch vành hứa hẹn có một trái tim luôn khỏe mạnh, nói không với “tắc hẹp mạch vành hay thiếu máu cơ tim”.
Bác sĩ tim mạch