Tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch ở giới nào cao hơn?
Theo thống kê giai đoạn từ năm 2006- 2010 của Bệnh viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh thì trong tổng số bệnh nhân sử dụng biện pháp can thiệp động mạch vành thì nam giới nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch về nhồi máu cơ tim ở phụ nữ thấy rằng trong các trường hợp nhồi máu cơ tim thì tỷ lệ bệnh nhân có sốc tim ở phụ nữ cao hơn ở nam giới (13,3% và 10,7%). Theo một điều tra dịch tễ học về tăng huyết áp của 8 tỉnh thành trong toàn quốc thì tỷ lệ tăng huyết áp ở nữ và nam là 60,6% và 39,3%. Theo nghiên cứu chỉ số tiên lượng nặng ở nữ giới cũng cao hơn nam giới. Tuổi thọ càng ngày càng được nâng cao, nền kinh tế công nghiệp hóa ngày càng phát triển thì gánh nặng bệnh lý tim mạch ở cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ ngày càng nhiều
Yếu tố nguy cơ nào gây bệnh tim mạch ở phụ nữ?
- Tiền sử mắc bệnh lý động mạch vành.
- Có các bệnh lý về động mạch như bệnh động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ bụng...
- Tiền sử đột quỵ.
- Suy thận mạn.
- Mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu...
- Béo phì, đặc biệt là béo bụng.
- Hút thuốc lá, thuốc lào.
- Lối sống ít vận động.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: ăn quá mặn,…
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm (nam < 55 tuổi và nữ < 65 tuổi).
Xem thêm: Tổng quan về bệnh tim mạch.
Dự phòng bệnh lý mạch vành ở phụ nữ
Để ngăn ngừa bệnh lý tim mạch ở phụ nữ cần có một lối sống hợp lý và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
- Không hút thuốc lá: Phụ nữ không hút thuốc lá chủ động và tránh hút thuốc lá thụ động.
- Luyện tập thể dục hàng ngày: Tập luyện mức độ vừa thường xuyên như đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Sử dụng chế độ ăn tăng cường rau xanh và trái cây tươi. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật và nội tạng động vật. Giảm lượng muối đưa vào cơ thể, chỉ nên ăn khoảng 3 g muối một ngày. Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê.
Dự phòng bệnh lý mạch vành ở phụ nữ 2
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Tránh căng thẳng tinh thần, stress...
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ bằng cách điều trị tốt các bệnh mạn tính liên quan như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu...
- Tất cả những phụ nữ trên 50 tuổi bị bệnh mạch vành hay có các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch đều nên sử dụng cây thuốc quý mà không hiếm Dong riềng đỏ, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là viện trưởng viện y học bản địa cùng các giáo sư tiến sĩ đầu ngành như Giáo sư Trịnh Bình, Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông... nghiên cứu có tác dụng phòng và dọn dẹp các mảng xơ vữa, làm sạch lòng mạch vành, tăng cường tưới máu và nâng cao chức năng cơ tim.
Biên tập bởi: bác sĩ tim mạch.