Khi nào được coi là tăng huyết áp và phân loại mức độ tăng HA?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: người được coi là tăng huyết áp khi có 1 trong 2 chỉ số huyết áp từ 140/90mmHg trở lên. Huyết áp được đo 3 lần vào ít nhất 2 lần khám bệnh khác nhau với cùng 1 người đo HA.
Hiểu biết về bệnh tăng huyết áp
Phân loại mức độ tăng huyết áp
- Tăng huyết áp mức độ nhẹ (độ 1): Khi huyết áp từ 140-159/90-99 mmHg.
- Tăng huyết áp mức độ vừa (độ 2): Khi huyết áp từ 160-179/100-109 mmHg.
- Tăng huyết áp mức độ nặng (độ 3): Khi huyết áp > 180/110 mmHg.
- Tăng huyết áp mức độ rất nặng (độ 4): Khi huyết áp tối đa > 210 mmHg.
Thế nào là tăng huyết áp nguyên phát?
Khoảng 90% - 95% số người THA không xác định rõ được nguyên nhân, được gọi là tăng huyết áp nguyên phát, hay còn gọi là Bệnh Tăng huyết áp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có một số yếu tố tác động, phối hợp gây bệnh và liên quan đến sự hình thành, tiến triển của THA nguyên phát, còn được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh Tăng huyết áp như:
- Ăn mặn.
- Béo bệu.
- Nghiện rượu.
- Nghiện thuốc lá.
- Yếu tố di truyền.
- Rối loạn lipid máu.
- Stress kéo dài.
- Đái tháo đường.
- Ít hoạt động thể lực.
- Nòi giống, chủng tộc.
- Tuổi tác.
Thế nào là tăng huyết áp nguyên phát?
Các yếu tố trên có thể phối hợp với nhau ngay trên cùng một bệnh nhân. Ví dụ: Trên một bệnh nhân có thể gặp béo bệu, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ít hoạt động thể lực… Càng nhiều yếu tố tác động phối hợp với nhau thì tiến triển của bệnh và nguy cơ tai biến do Tăng huyết áp càng nhiều, tiên lượng của bệnh càng xấu.
Thế nào là tăng huyết áp thứ phát?
Tăng huyết áp thứ phát là khi Tăng huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh, được gọi là tăng huyết áp thứ phát hay tăng huyết áp triệu chứng. Thường gặp trong một số bệnh như:
- Viêm cầu thận cấp, thận đa nang, teo thận, lao thận, bệnh thận do đái tháo đường, hẹp động mạch thận, tăng huyết áp sau ghép thận.
- U tuyến thượng thận, u cường phó giáp trạng.
- Hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch chủ.
- Nhiễm độc thai nghén, u nền sọ, nhiễm độc chì.
- Do tác dụng phụ của một số thuốc.
Tăng huyết áp thứ phát thường gặp trong một số bệnh
Thế nào là tăng huyết áp giả tạo?
Là hiện tượng HA khi đo không phản ánh thực với tình trạng HA trong động mạch mà thường là cao hơn.
Thầy thuốc thường phát hiện tăng huyết áp giả tạo thông qua nghiệm pháp Osler.
Theo nghiên cứu từ năm 2002 đến nay của nhóm các bác sỹ tim mạch, đứng đầu là Bác sỹ Hoàng Sầm, người dân tộc Dao (Mán),hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam, cây dong riềng đỏ là cây thuốc nam quý tích hợp được 7 tác dụng: vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa an thần. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách cây dong riềng đỏ, bệnh nhân sẽ không thể cảm nhận được hết hiệu quả mà nó mang lại. Do đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển và cho ra đời Chế phẩm Dong riềng đỏ, được chế biến từ cây dong riềng đỏ với các thành phần, liều lượng được căn chỉnh phù hợp nhất mang lại hiệu quả tối đa trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch mà cây thuốc quý này có.
Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch