Lo lắng, căng thẳng có thể gây hồi hộp tim đập nhanh
Triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh có thể xuất hiện khi cơ thể có sự tăng đột biến hoc môn adrenaline – loại hoc mon được cơ thể tiết ra khi ở trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, sợ hãi hoặc phấn khích.
Hồi hộp tim đập nhanh
Bởi vậy, nếu trong cuộc sống bạn thường xuyên bị căng thẳng, stress hãy cố gắng giải tỏa bằng các kỹ thuật thư giãn như tập thiền, yoga, nghe nhạc, làm những gì bạn thích và gác lại những mối lo toan, lo lắng từ công việc, cuộc sống.
Chế độ ăn uống cũng là yếu tố gây triệu chứng hồi hộp tim đập nhanh
Chế độ ăn uống không hợp lý, chẳng hạn như ăn quá nhiều đồ cay, uống quá nhiều rượu, cà phê, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích khác cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh. Do đó, hãy tự xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích như rượu, cà phê và thuốc lá.
Một số loại thuốc gây tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp
Hồi hộp, tim đập nhanh cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc xịt hen suyễn, thuốc cảm cúm... Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về việc thay loại thuốc mới.
Thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh cũng có thể dẫn đến hồi hộp
Bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe gây tình trạng hồi hộp tim đập nhanh
Tim đập nhanh, hồi hộp cũng có thể là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể trong thời gian người phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, đây chỉ là sự thay đổi tạm thời và không đáng lo ngại.
Bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe gây tình trạng hồi hộp tim đập nhanh
Một số bệnh có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh hơn, dẫn đến hồi hộp, đánh trống ngực như:
Bệnh tim mạch
Tim đập nhanh cũng là triệu chứng thường hay gặp ở những người mắc bệnh tim mạch như bệnh huyết áp cao; các bệnh lý tại tim như thiếu máu cơ tim, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, tình trạng suy tim, hay bệnh cơ tim. Nhịp tim nhanh lên đến trên 100 nhịp/ phút khiến cho tim không thể cung cấp đủ máu giàu oxy đi nuôi cơ thể, vì thế sẽ dẫn tới các triệu chứng như khó thở, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng, thm chí ngất xỉu. Bên cạnh đó, chính các triệu chứng này sẽ khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng và vô tình làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tim mạch của họ.
Bệnh cường giáp
Tăng hormon tuyến giáp làm nhịp tim nhanh thường xuyên kể cả lúc nghỉ ngơi, có thể lên đến 110-120 lần/phút. Nhịp tim nhanh được coi là triệu chứng trung thành nhất của bệnh cường giáp trạng nhưng trong phần lớn các trường hợp, nhịp tim đập vẫn đều (gọi là nhịp nhanh xoang). Có khoảng 10-15% bệnh nhân cường giáp có biến chứng loạn nhịp tim, thường gặp nhất là rung nhĩ. Khi đó các bệnh nhân thường có biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực nhiều, một số trường hợp bị đau ngực, thậm chí có bệnh nhân bị ngất. Nghe tim thấy nhịp đập không đều ở tần số nhanh, có thể lên tới 170-180 lần/phút.
Hay một số bệnh khác như:
Sốt cao trên 38 độ C, mất nước, hạ đường huyết, thiếu máu, huyết áp thấp…cũng có thể dẫn đến tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh.
Nguồn: https://bacsitimmach.com.vn/