Tên khoa học
Polygonatum officinale All.
Thuộc họ Hành tỏi Liliaceae
Tên khoa học của dược liệu
Rhizoma polygonati odorati
Bộ phận dùng
Thân rễ phơi sấy khô của cây Ngọc trúc.Rễ có mắt đều nhau, hình giống mắt tre. Vì lá giống lá trúc, thân rễ bóng nhẵn giống như ngọc nên có tên gọi là Ngọc trúc.
Lưu ý không nhầm với củ hoàng tinh to hơn và ngứa, có nhiều đốt không đều nhau.
Tính vị- Quy kinh
Ngọc trúc vị ngọt, tính bình
Theo Y văn cổ:
Sách Bản kinh: vị ngọt bình.
Sách Trấn nam bản thảo: vị ngọt, hơi đắng, tính bình, hơi ôn, nhập Tỳ.
Công năng
Tác dụng tư âm nhuận phế, sinh tân chỉ khát, dưỡng vị; bổ tim, giảm lipid huyết, lợi tiểu.
Chủ trị
Chủ trị chứng ho lao phế táo, vị âm hư, âm hư ngoại cảm, chứng tiêu khát
Trong nhân dân, Ngọc trúc được coi là vị thuốc bổ, dùng trong trường hợp cơ thể suy nhược, mồ hôi ra nhiều, đi tiểu nhiều lần, di tinh.
Theo tài liệu cổ, Ngọc trúc có tác dụng tư âm, nhuận táo, sinh tân khỏi khát. Dùng chữa táo nhiệt, miệng khát, phong thấp sinh ho, phát sốt, mồ hôi trộm hư lao mà sốt.
Thành phần hóa học
Conballamarin, convallarin, quercitol, vitamin A.
Chất convallarin có tác dụng kích thích thận và tẩy mạnh, lúc đầu convallarin gây hạ huyết áp, nhưng sau đó tim đập chậm lại.
Tác dụng dược lý
- Nước sắc, chiết xuất cồn liều nhỏ đối với tim cô lập ếch có tác dụng cường tim, dùng với Hoàng kỳ, có tác dụng cải thiện điện tâm đồ thiếu máu cơ tim.
- Thuốc sắc có tác dụng hạ lipid máu, làm chậm lại sự hình thành mảng xơ vữa động mạch, tăng cường khả năng chịu đựng trạng thái thiếu oxy của cơ tim, hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim.
- Ngoài ra, Ngọc trúc còn có tác dụng ức chế tăng đường huyết đối với chuột cống thí nghiệm.
- Thuốc có tác dụng nhuận tràng.
Liều dùng
Liều dùng Ngọc trúc trung bình mỗi ngày từ 6 - 12g hoặc có thể tới 10 - 15g cho dạng thuốc sắc, hoàn tán hay nấu cao.
Khi dùng tươi hoặc độc vị liều có thể tới 40 - 80g/ngày, dùng trong cường tim cần liều cao hơn. Lưu ý khi có đờm tích ứ thì không dùng.
Một số phương trị liệu tiêu biểu từ Ngọc trúc
1.Trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực: phối hợp với Đảng sâm chế thành phương Cao Sâm Trúc (bài thuốc của Bệnh Viện Tây Uyển- Bắc kinh): Đảng sâm 12g, Ngọc trúc 20g, sắc thành cao, uống chia 2 lần/ngày.
2.Trị bệnh thấp tim: thuốc có tác dụng cường tim, tư dưỡng khí huyết, thường phối hợp với Kỷ tử, Long nhãn nhục, Mạch đông, Sinh khương, Đại táo. Nếu huyết áp thấp gia thêm Chích thảo. Trường hợp suy tuần hoàn phải gia Phụ tử, Quế nhục. Trường hợp mạch nhanh huyết áp hơi cao, cần thận trọng khi dùng.
3.Trị chứng ngoại cảm ( có triệu chứng ho, phế táo) ở bệnh nhân vốn âm hư: dùng bài Gia giảm Ngọc trúc thang (trong Thông tục Thương hàn luận): Ngọc trúc 12g, Hành tươi 3 củ, Cát cánh 6g, Đạm đậu xị 16g, Bạc hà 4g ( cho sau),Chích thảo 2g, Bạch vị 4g, đại táo 2 quả, sắc nước uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần/ ngày.
4.Trị viêm phế quản lâu ngày, lao phổi, ho do phế táo: dùng Ngọc trúc nhuận phế cùng kết hợp với Mạch môn, Sa sâm, Thạch hộc.
Vị thuốc quý Ngọc trúc đã được kết hợp thành công với các vị thuốc Đan sâm, Tam thất, Sơn tra, Viễn chí, Tỏa dương, Dâm dương hoắc trong Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CARDOCORZ NẠP KHÍ dùng cho người hẹp hở van tim, bị suy tim nhẹ và vừa. Người có nguy cơ giãn , dày cơ tim do huyết áp cao, thiếu máu cơ tim
Suy tim là một bệnh mãn tính, tiến triển theo thời gian và sẽ nặng dần lên nếu không được điều trị đúng cách. Nếu bạn đang bị hẹp, hở van tim, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành… hãy dành 2 phút trao đổi trực tiếp với Bác Sĩ Tim Mạch theo số máy 0932319099 để được hướng dẫn liệu pháp phòng và trị suy tim phù hợp.
Bác sĩ Nguyễn Thị Anh Thư
* Lưu ý:
- Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
- Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa người dùng