Skip to content

Những điều cần biết về suy tim ef bảo tồn

Bác Sĩ Tim Mạch 11.08.201710287 lượt xem
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của trái tim dẫn đến tim không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc bơm máu. Phân loại suy tim thường được dựa trên phân suất tống máu EF gồm: suy tim EF giảm, suy tim EF bảo tổn. Vậy, thế nào là suy tim EF bảo tồn?

Phân suất tống máu EF là gì?

Phân suất tống máu (EF= Ejection Fraction) còn gọi là phân suất tống máu thất trái là chỉ số dùng để đánh giá chức năng thất trái, thể hiện lượng máu thực tế được bơm ra khỏi thất trái sau mỗi nhát bóp so với toàn bộ lượng máu chứa trong thất trái trước đó.

Phân số tống máu, một thông số siêu âmđược sử dụng rộng rãi trên lâm sàng. Giá trị bình th­ường của EF% theo một số tác giả là > 55%, Nhưng cũng có người công nhận > 50% là bình th­ường. Theo số liệu của Viện tim mạch, EF% bình th­ường của người Việt nam là 63±7%.

Thế nào là suy tim EF bảo tồn?

Suy tim EF bảo tồn còn gọi là suy tim tâm trương, là tình trạng tâm thất trái không được đổ đầy máu trong thời kỳ tâm trương, làm lượng máu bơm ra khỏi tim ít hơn so với bình thường.Bệnh nhân suy tim EF bảo tồn là những người có các tiêu chuẩn sau:

  • Trên lâm sàng có các dấu hiệu hoặc triệu chứng suy tim
  • Có bằng chứng về EF thất trái bảo tổn hoặc bình thường (EF≥ 50%)
  • Có bằng chứng về rồi loạn chức năng tâm trương thất trái xác định thông qua siêu âm Doppler tim hoặc thông tim.

Tỷ lệ bệnh nhân bị suy tim EF bảo tồn chiếm khoảng 50% (từ 40% đến 71%) trong số bệnh nhân có biểu hiện suy tim trên lâm sàng. Tỷ lệ bệnh nhân bị suy tim EF bảo tồn đang tăng lên và rất nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì suy tim EF bảo tồn. Các bệnh nhân thường gặp là phụ nữ lớn tuổi có tiền sử tăng huyết áp. Béo phì, bệnh mạch vành, đái tháo đường, rung nhĩ và rối loạn lipid máu cũng thường gặp ở bệnh nhân suy tim EF bảo tồn. Một số bệnh nhân suy tim EF bảo tồn trước đây bị suy tim EF giảm. Do vậy, cần phân biệt trên lâm sàng những bệnh nhân có EF phục hồi hoặc được cải thiện với những người suy tim EF giảm hoặc bảo tồn kéo dài.

Nguyên nhân gây suy tim tâm trương

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy tim tâm trương (suy tim ef bảo tồn). Tăng huyết áp mạn tính là một tác nhân ảnh hưởng lớn tới cấu trúc và sự thay đổi chức năng tim. Bệnh tim do tăng huyết áp được đặc trưng bởi phì đại thất trái, tăng độ cứng mạch máu và độ cứng tâm thu thất trái, suy thư giãn và tăng độ cứng tâm trương, tất cả các yếu tố này liên quan với cơ chế bệnh sinh của suy tim ef bảo tồn.

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành làm lượng máu cung cấp cho cơ tim không đủ, khiến cơ tim bị tổn thương.

Hẹp van động mạch chủ

Hẹp van động mạch chủ làm tâm thất trái không đưa hết được lượng máu ở thời kì tâm thu ra ngoài tim, dẫn đến còn một lượng máu ứ lại trong buồn thất trái.

Bệnh cơ tim phì đại

Bệnh cơ tim phì đại làm thành cơ tim dày lên, giảm diện tích buồng tim, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của cơ tim.

Các yếu tố làm tăng mức độ nặng của bệnh

Béo phì

Béo phì liên quan với tăng nguy cơ gây suy tim. Ở những người bị béo phì, tỉ lệ rối loạn chức năng tâm trương tăng nhiều hơn. Tăng chỉ số khối cơ thể là một yếu tố nguy cơ đối với tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, và rung nhĩ, tất cả các yếu tố này liên quan tới suy tim ef bảo tồn.

Đái tháo đường

Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ cao gây bệnh mạch vành, suy tim. Đái tháo đường dẫn đến bệnh mạch vành, rối loạn chức năng thận, tăng huyết áp; mặt khác lại tác động trực tiếp lên cấu trúc và chức năng cơ tim. Các thay đổi hình dạng trong bệnh tim do đái tháo đường bao gồm phì đại tế bào cơ tim, tăng chất nền ngoại bào (xơ hóa),và các vi mạch máu trong cơ tim.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường gặp ở các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ của suy tim phân suất tống máu bảo tồn (béo phì, rung nhĩ, tăng huyết áp) và có thể góp phần vào mức độ nặng của triệu chứng bệnh, có thể thúc đẩy tiến triển của suy tim. Ngưng thở khi ngủ do trung ương có thể xảy ra liên quan với suy tim ef bảo tồn nặng.

Rung nhĩ và các rối loạn nhịp khác

Rung nhĩ được xem là một yếu tố thúc đẩy thường gặp của tình trạng mất bù cấp ở các bệnh nhân suy tim ef bảo tồn. Rối loạn chức năng tâm trương, rung nhĩ, và suy tim ef bảo tồn là các tình trạng phổ biến và liên quan có thể có cùng các cơ chế bệnh sinh ở người lớn tuổi.

Điều trị suy tim ef bảo tồn

Mục tiêu

Điều trị suy tim ef bảo tồn có hai mục tiêu.

Điều trị hội chứng suy tim – làm giảm sung huyết tĩnh mạch phổi khi nghỉ hoặc gắng sức và loại trừ các yếu tố thúc đẩy.

Giải quyết các yếu tố gây ra rối loạn tâm trương hoặc các rối loạn dẫn đến suy tim ef bảo tồn. Cả chiến lược dùng thuốc và không dùng thuốc có thể được sử dụng để đạt những mục tiêu này. Các chiến lược điều trị hiện tại đối với suy tim tâm trương chủ yếu dựa vào các cơ chế sinh lý bệnh.

Điều trị không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc bao gồm theo dõi cân nặng mỗi ngày, kiểm soát huyết áp, chú ý chế độ ăn và lối sống, giáo dục bệnh nhân, và theo dõi sát tình hình diễn biến của bệnh.

Điều trị dùng thuốc

Đối với bệnh nhân suy tim ef bảo tồn, việc sử dụng thuốc lợi tiểu hiệu quả để chống phù và giảm sung huyết phổi. Ngoài ra, các nhóm thuốc ức chế men chuyển, chẹn kênh canxi, chẹn beta giao cảm,...có thể làm giảm triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân suy tim tâm trương. Ở bệnh nhân suy tim tâm trương kèm bệnh mạch vành cần đảm bảo tái tưới máu mạch vành.

Việc điều trị suy tim khá khó khăn, cuối cùng sẽ dẫn đến suy tim toàn bộ. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Suy tim là vấn đề lớn của nhân loại vì số người suy tim ngày càng tăng. Suy tim gia tăng theo tuổi thọ, trong đó một nửa số bệnh nhân mắc suy tim ef bảo tồn. Trong khi có những tiến bộ quan trọng trong hiểu biết của chúng ta về sinh lý bệnh, các nghiên cứu trong tương lai cần nhanh chóng xác định các biện pháp điều trị giải quyết các bất thường sinh lý bệnh này để làm giảm đáng kể sự bùng phát của bệnh suy tim phân suất tống máu bảo tồn gây ra.

Theo bác sĩ tim mạch

Suy tim là một bệnh mãn tính, tiến triển theo thời gian và sẽ nặng dần lên nếu không được điều trị đúng cách. Nếu bạn đang bị hẹp, hở van tim, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành… hãy dành 2 phút trao đổi trực tiếp với Bác Sĩ Tim Mạch theo số máy 0932319099 để được hướng dẫn liệu pháp phòng và trị suy tim phù hợp.

@ Thông tin hữu ích: “ Hãy dành thêm 2 phút đọc kỹ về cây thuốc quý Dong riềng đỏ, để biết cách vượt qua bệnh thiếu máu cơ tim – xơ vữa mạch vành an toàn và hiệu quả

Đánh giá bài viết
2 bầu chọn /trung bình: 4
Quảng cáo cuối bài tin