Skip to content

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Bác Sĩ Tim Mạch 07.10.20166908 lượt xem
Nhồi máu cơ tim đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, căn bệnh nhồi máu cơ tim đang có xu hướng gia tăng một cách nhanh chóng. Các tiến bộ trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị đã làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong do căn bệnh nhồi máu cơ tim trên thế giới xuống chỉ còn khoảng dưới 7% so với hơn 30% trước đây.

Chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim

Có 3 tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim chính:

Lâm sàng có cơn đau thắt ngực:

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim như thế nào?

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim như thế nào?

Cơn đau thắt ngực điển hình: đau như bị bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng ngực trước tim, thường lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón út. Cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột, kéo dài hơn 20 phút và giảm ít hoặc không giảm khi dùng nitroglycerin. Đau có thể lan lên trên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc xuống vùng thượng vị. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp mà không có hoặc ít cảm giác đau: hay gặp ở những bệnh nhân sau mổ, người già, đái tháo đường hoặc huyết áp cao. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác: như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn…

Thay đổi điện tim:

– Xuất hiện sóng Q mới (rộng ít nhất 0,04 giây và sâu 0,20mV) ở ít nhất 2 trong số các chuyển đạo sau: D2, D3 và aVF; V1 đến V6; D1 và aVL. Sóng Q thường xuất hiện sau 8-12 giờ. Một số trường hợp không có xuất hiện sóng Q mà chỉ có biến đổi của đoạn ST (nhồi máu cơ tim không Q – hay còn gọi là nhồi máu cơ tim dưới nội tâm mạc).

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim

– Xuất hiện đoạn ST chênh lên hoặc chênh xuống (> 0,10mV) ở ít nhất 2 trong số các chuyển đạo nói trên.

– Mới xuất hiện hiện tượng bloc nhánh trái hoàn toàn trong bệnh cảnh lâm sàng nói trên.

Thay đổi men tim:

a) Men Creatin kinase (CK).

Men Creatin kinase (CK): có 3 iso – emzym của nhóm này.

Men CK – MB đại diện cho cơ tim, men CK – MM đại diện cho cơ vân, men CK -BB của não.

CK – MB chiếm khoảng dưới 5% lượng CK toàn phần (bình thường CK toàn phần trong huyết thanh từ 24 – 190U/I và CK – MB < 24U/I).

Men này bắt đầu tăng từ 6-12 giờ sau nhồi máu, đỉnh cao khoảng 24 giờ và trở về bình thường sau từ 48 – 72 giờ.

CK – MB có thể tăng trong bệnh: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, sau mổ tim, sau sốc điện, chấn thương cơ (kể cả tiêm truyền),chấn thương sọ não, bệnh viêm cơ, tiêu cơ, suy thận mạn hay tập thể lực quá mạnh…

b) Men Troponin.

Bao gồm men troponin I và T, là hai loại men có giá trị cho chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp cao, đặc hiệu cho cơ tim và có giá trị tiên lượng bệnh. Men này bắt đầu tăng từ 6 – 12 giờ sau nhồi máu cơ tim, đạt đỉnh ở 24 – 48 giờ và tăng kéo dài từ 5-14 ngày.

c) Các transaminase AST và ALT ít đặc hiệu cho cơ tim hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện của chúng ta thì xét nghiệm các men này cũng vẫn có giá trị nhất định. Trong nhồi máu cơ tim thì men AST tăng nhiều hơn men ALT.

Cần 2 trong 3 tiêu chuẩn chính trên để chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim thể im lặng thì chỉ có thay đổi điện tim và men tim.

-- Bác sĩ tim mạch -- 

Đánh giá bài viết
3 bầu chọn /trung bình: 4
Quảng cáo cuối bài tin