Tim đập nhanh là bệnh gì, có đáng lo ngại không?
Tim đập nhanh là bệnh gì?
Chu kỳ hoạt động của trái tim có tính chất tự động, nó được bảo đảm bởi một hệ thống đặc biệt, chúng bao gồm các nút xoang, nút nhĩ thất và các bó thần kinh dẫn truyền như bó His và mạng lưới Purkinge, từ đó xung động lan truyền và kích thích trái tim co bóp.
Khi tim đập nhanh trên 90 lần/phút được gọi là nhịp tim nhanh ( hay còn gọi là nhịp xoang nhanh),thường gặp khi phải hoạt động gắng sức, xúc động, sốt, trạng thái cường giao cảm, viêm cơ tim, thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, thiếu máu. hay trong một số bệnh thiếu vitamin B1, cường chức năng tuyến giáp trạng hoặc trong các bệnh tim phổi mạn tính.
Tim đập nhanh là bệnh gì?
Trong sinh hoạt hàng ngày thường hay gặp nhịp tim nhanh sau khi hút thuốc lá nhiều, rượu, cà phê , nói chung là sử dụng các chất kích thích hoặc bị hốt hoảng, giật mình làm cho tim đập nhanh, cũng có người chỉ than phiền ở mức độ có cảm giác hồi hộp.
Tim đập nhanh có đáng lo ngại không?
Nếu tim đập nhanh do sinh lý như có một sự việc đột ngột, bất ngờ, gây giật mình hay hoảng hốt, hồi hộp, phản xạ làm nhịp tim nhanh thì không cần phải hỗ trợ điều trị, vì đó chỉ là tăng nhịp tim sinh lý bình thường, khi ấy hãy thư giãn, hít thở chậm và sâu, sau vài phút nhịp tim sẽ trở lại bình thường.
Những trường hợp do sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá nhiều, uống cà phê, rượu... thì nên ngưng dùng những chất kích thích đó thì nhịp tim sẽ trở lại bình thường. Đặc biệt hút thuốc lá còn gây bệnh xơ vữa động mạch vành lại càng gây nên tình trạng tim đập nhanh.
Tim đập nhanh có đáng lo ngại không?
Nếu tim đập nhanh liên tục trong thời gian dài sẽ khiến trái tim làm việc mệt mỏi sẽ dần dần dẫn đến suy tim, mặt khác tim đập nhanh lâu ngày rất dễ dẫn đến tình trạng loạn nhịp tim như rung nhĩ, nguy cơ hình thành cục máu đông làm tắc đột ngột lòng động mạch gây đột quỵ não nguy hiểm đến tính mạng.
Lời khuyên từ Bác sĩ Tim mạch
Để xác định bạn có phải rối loạn nhịp tim bệnh lý hay không và xác định nguyên nhân, thì khi có các triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp nhanh cần phải đi khám chuyên khoa tim mạch, làm điện tâm đồ, trong một số trường hợp bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể sẽ chỉ định các phương pháp phức tạp hơn như theo dõi Holter 24h hay làm nghiệm pháp gắng sức.