Skip to content

Triệu chứng thiếu máu cơ tim không thể bỏ qua

Bác Sĩ Tim Mạch 21.08.20181204 lượt xem
Thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Vậy, những triệu chứng thiếu máu cơ tim nào giúp người bệnh dễ nhận biết?

Thiếu máu cơ tim là bệnh gì?

Thiếu máu cơ tim là tình trạng một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành (mạch máu bao quanh và nuôi dưỡng cơ tim) bị tắc hẹp làm cản trở dòng máu giàu oxy và dinh dưỡng đến nuôi dưỡng cơ tim để hoạt động, gây ra những cơn đau thắt ngực. Thiếu máu cơ tim có thể gây tổn thương cơ tim, làm giảm khả năng bơm máu cơ tim, để lại những biến chứng nặng nề như rối loạn nhịp tim, suy tim. Nếu nhách động mạch bị tắc nghẹt hoàn toàn sẽ gây ra nhồi máu cơ tim cấp đe dọa tính mạng của người bệnh. Đây là một trong những bệnh lý tim mạch khá phổ biến ở nước ta hiện nay.

Triệu chứng thiếu máu cơ tim không thể bỏ qua

Triệu chứng thiếu máu cơ tim không thể bỏ qua

Triệu chứng thiếu máu cơ tim

Triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu cơ tim chính là những cơn đau thắt ngực khi gắng sức, khi tiến triển nặng sẽ đau cả lúc nghỉ ngơi. Tuy nhiên một số trường hợp người bệnh mắc thiếu máu cơ tim nhưng lại không có những cơn đau thắt ngực một cách rõ ràng, thậm chí là không có triệu chứng gì đặc hiệu; trường hợp này gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng.

Thiếu máu cơ tim thể không đau ngực (thiếu máu cơ tim yên lặng)

Đây là trường hợp người bệnh mắc thiếu máu cơ tim nhưng không có triệu chứng nhận biết điển hình. Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng mơ hồ như tự nhiên cảm thấy người mệt mỏi, thoáng qua cảm giác khó thở. Thể này thường gặp ở những người bệnh tiểu đường lâu năm, hoặc những người bệnh có ngưỡng chịu đau cao. Đo điện tâm đồ là cách đơn giản nhất để có thể phát hiện bệnh.

Thiếu máu cơ tim thể có đau ngực

Thể có đau ngực chiếm tỉ lệ cao hơn trong các trường hợp người bệnh thiếu máu cơ tim. Cơn đau thắt ngực điển hình được mô tả như sau: Người bệnh thường cảm thấy đau ở vùng giữa ngực sau xương ức, đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, ra sau lưng hoặc hướng lan lên vai trái rồi xuống tay trái, có khi xuống tận ngón tay. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, thay đổi thời tiết(nhất là gặp lạnh); một số trường hợp xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh.

Thời gian đau thường kéo dài khoảng 5-10 phút, có thể kéo dài hơn, nhưng thường không quá 20 phút. Nếu tình trạng đau ngực kéo dài hơn và xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, kéo dài trong nhiều ngày cần nghĩ đến Nhồi máu cơ tim. Tần suất cơn đau thắt ngực không cố định, có thể vài tuần hoặc vài tháng một lần, nhưng năng hơn là vài lần một ngày.

Ở giai đoạn đầu, Cơn đau thắt ngực ở người thiếu máu cơ tim chỉ xuất hiện khi làm việc gắng sức, sau những xúc động mạnh hoặc khi thời tiết thay đổi…  Theo thời gian, các tổn thương ở động mạch vành trở nên nặng hơn thì triệu chứng đau ngực sẽ xảy ra thường xuyên hơn, kể cả khi bạn nghỉ ngơi.

Ngoài triệu chứng đau ngực, khi bạn thấy xuất hiện những triệu chứng khó thở, mệt mỏi nhiều, vã mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, choáng váng,... hãy nghỉ ngơi, gọi người thân và kịp thời đến cơ sở y tế để được xử trí càng sớm càng tốt.

Giải pháp cho người bệnh thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Nếu bạn biết cách phòng ngừa và điều trị tích cực, bạn có thể ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Thay đổi lối sống là một biện pháp không thể thiếu đối với người bị thiếu máu cơ tim. Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế muối, chất béo, các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, phủ tạng động vật,...; tăng cường sử dụng rau xanh, hoa quả tươi. Rèn luyện thể lực phù hợp với từng cá nhân, ít nhất 15-30 phút/ngày và tối thiểu 3 lần/tuần. Bạn cũng nên tạo cho mình một không gian sống thoải mái, biết cách giải tỏa những căng thẳng áp lực công việc, cuộc sống.

Bên cạnh đó, bạn nên đi khám định kì ít nhất 3 tháng/lần, và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Một thái độ tích cực điều trị bệnh, nhất là các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu,... sẽ góp phần không nhỏ trong việc điều trị bệnh.

Cao dong riềng đỏ 

Việc sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ điều trị cũng cần được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay, Chế phẩm Dong riềng đỏ được chiết xuất từ cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học Bản địa Việt Nam cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận có 7 tác dụng trên tim mạch trong cùng một cây Dong riềng đỏ là  vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa an thần. Chế phẩm Dong riềng đỏ hoàn toàn an toàn và không có tác dụng phụ nên tất cả các bệnh nhân đều có thể sử dụng lâu dài để có trái tim khỏe mạnh.

Thiếu máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Hiểu biết đúng về bệnh, những triệu chứng thiếu máu cơ tim sẽ giúp bạn và người thân nhận biết, phát hiện và phòng ngừa kịp thời.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin