Skip to content

Người bệnh rối loạn nhịp tim nên ăn gì?

Bác Sĩ Tim Mạch 29.11.20172145 lượt xem
Rối loạn nhịp tim nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giảm thiểu được các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống có vai trò không nhỏ, cần được ưu tiên. Vậy, người bệnh rối loạn nhịp tim nên ăn gì?

Rối loạn nhịp tim nên ăn gì?

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, duy trì nhịp tim ở mức ổn định.

Áp dụng chế độ ăn DASH

Đối với những trường hợp rối loạn nhịp tim kèm tăng huyết áp, người bệnh nên áp dụng chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension). Chế độ ăn này vừa giúp hỗ trợ ổn định huyết áp, làm giảm biến cố tim mạch đồng thời góp phần điều hòa nhịp tim. DASH là chế độ ăn dễ áp dụng bằng cách:  Ăn nhiều rau củ, trái cây, thực phẩm từ sữa ít chất béo; giảm bớt thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol; ăn ngũ cốc nguyên hạt, cá, các loại hạt; và hạn chế muối, đồ ngọt, đồ uống có đường, có gas, các loại thịt đỏ.

Chế độ ăn Low fat

Chế độ ăn hợp lý cho người bệnh động mạch vành

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

Người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn Low fat (chế độ ăn ít chất béo) để hỗ trợ điều hòa nhịp tim, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như xơ vữa động mạch…Chế độ ăn này nhằm hạn chế lượng chất béo đưa vào cơ thể. Bạn nên lựa chọn thực phẩm ít chất béo như sử dụng sữa ít béo hoặc tách béo, hạn chế đồ chiên xào, sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật; tăng khẩu phần rau củ quả trong bữa ăn.

Người bệnh rối loạn nhịp tim nên sử dụng nhiều tinh bột giàu chất xơ có chỉ số tinh bột thấp để góp phần điều hòa nhịp tim. Các thực phẩm nên được lựa chọn là: bánh mì, yến mạch, các loại ngũ cốc nguyên hạt (đậu tương, gạo nguyên cám, đậu đũa…),rau quả tươi (khoai tây, khoai lang, bắp cải, cần tây, các loại đậu,...). Đồng thời, chất xơ đóng vai trò then chốt trong việc phòng ngừa các bệnh như béo phì, tiểu đường,...

Hạn chế protein

Protein là một chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể; tuy nhiên, chúng cần có một khoảng thời gian dài hơn để tiêu hoá so với tinh bột nên đối với người bệnh rối loạn nhịp tim cần hạn chế chúng.

Thịt là thực phẩm chứa rất nhiều protein, trong đó thịt đỏ còn chứa một hàm lượng lớn chất béo bão hoà làm tăng máu, gây hại cho hệ tim mạch. Khi sử dụng thịt động vật để cung cấp protein, bạn nên chọn thịt trắng (thịt gà) hoặc cá biển (cá mòi, cá trích, cá thu, cá hồi...). Ngoài ra, các loại đậu như đậu nành, đậu hà lan,… cũng là một nguồn cung cấp protein không nhỏ cho cơ thể.

Tăng cường bổ sung omega-3

Omega-3 là một acid béo có lợi cho hệ tim mạch, có khả năng điều hòa nhịp tim. Chúng có nhiều trong cá, do đó, bạn nên ăn ít nhất 2 khẩu phần cá mỗi tuần để bổ sung omega-3 cho cơ thể. Một số loại hạt đậu, quả óc chó, trứng gà,... cũng có omega-3 nên được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn của bạn.

Bổ sung khoáng chất

Trong chế độ ăn, người bệnh rối loạn nhịp tim nên lưu ý lựa chọn các thực phẩm bổ sung khoáng chất như: Kali (các loại rau quả: cam, táo, chuối,...),Canxi ( hạnh nhân, yến mạch…),Magie (các loại hạt ngũ cốc…). Magie có vai trò quan trọng trong kiểm soát nhịp tim, duy trì sự ổn định của nhịp tim. Các loại thực phẩm giàu magie gồm: cải bó xôi (rau chân vịt),rau diếp, măng tây, cải xoong, dưa chuột, lúa mì, bí ngô, đậu, củ cải, hạnh nhân, mâm xôi, quả bơ, cần tây, hành tây, lê, dứa, cam, đu đủ,...

Thực hiện lối sống lành mạnh

Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, người bệnh cần có một lối sống lành mạnh để hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh, cụ thể là:

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tối thiểu 30-45 phút mỗi ngày, ít nhất 3 ngày/tuần; lưu ý không luyện tập quá gắng sức, khi tập cố gắng để cơ thể thoát ra được mồ hôi thì tốt;

– Duy trì cân nặng trung bình, tránh thừa cân, béo phì;

– Không sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, thuốc là, chè, cà phê, thức uống có gas…

- Giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống

- Chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân và khám sức khỏe định kì ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị bệnh một cách tích cực nhất.

Rối loạn nhịp tim là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, việc tìm hiểu rối loạn nhịp tim nên ăn gì, kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả và giúp người bệnh sức khỏe tim mạch tốt hơn.

Theo Bác sĩ tim mạch

CARDOCORZ LÀ SẢN PHẨM DUY NHẤT Ở VIỆT NAM CÓ THÀNH PHẦN CAO DONG RIỀNG ĐỎ, MỘT LẦN UỐNG 3 VIÊN CARDOCORZ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI ĂN 1 CÂY DONG RIỀNG ĐỎ TRƯỞNG THÀNH “

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin