Skip to content

Rối loạn nhịp tim: nguyên nhân và cách phòng tránh

Bác Sĩ Tim Mạch 05.12.201518760 lượt xem
Hoạt động của trái tim sẽ bị ảnh hưởng khi một trong ba thành phần: cơ tim, van tim, hệ thần kinh tim bị tổn thương. Tổn thương hệ thần kinh tim làm các xung động dẫn truyền trong trái tim bị rối loạn, dẫn đến trái tim co bóp không theo một trật tự nhất định. Máu được bơm không đều gây hậu quả là máu ứ lại trong tim, đồng thời máu không được cung cấp đầy đủ cho các cơ quan bộ phận trong cơ thể gây ra rối loạn nhịp tim.

Các biểu hiện của rối loạn nhịp tim như thế nào?

Một số rối loạn nhịp tim không gây triệu chứng gì, tuy nhiên phần lớn các bệnh rối loạn nhịp tim đều có các biểu hiện rất rõ ràng bằng các dấu hiệu:

Rối loạn nhịp tim: nguyên nhân và cách phòng tránh

Rối loạn nhịp tim: nguyên nhân và cách phòng tránh

Với loạn nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/ phút và nhịp tim không đều

Hồi hộp, đánh trống ngực: cảm giác nhịp tim đập dồn dập hoặc đập tăng dần.

Hụt hẫng: nhịp tim đập cách quãng như bị mất một nhịp trong giây lát.

Khó thở – thở nhanh nông: tim đập loạn xạ, hay nhiều nhịp bị cách quãng xuất hiện trong thời gian ngắn.

Một số biểu hiện hay gặp khác: đau ngực, hoa mắt, choáng váng, đau đầu nhẹ dai dẳng.

Khi cảm thấy nhịp tim đột ngột đập nhanh loạn xạ có thể là báo hiệu của bệnh rung thất đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Với loạn nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/ phút

Các biểu hiện thường kín đáo hơn: mệt mỏi triền miên, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu nhẹ dai dẳng thậm chí có thể ngất. Phần lớn các bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm bị ngất đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên đôi khi người bệnh cảm thấy được một số biểu hiện báo trước: chóng mặt; hoa mắt, nhìn thấy quầng xanh trước mắt; nôn hoặc buồn nôn; vã mồ hôi; chướng bụng; đau đầu; đánh trống ngực; lú lẫn hay khó diễn đạt suy nghĩ.

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn nhịp tim?

Mọi người hầu hết đều từng trải qua cảm giác tim của mình đập rối loạn trong một lúc nào đó, tuy nhiên sự xuất hiện đó qua đi và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng cũng có những rối loạn nhịp tim tồn tại, ảnh hưởng hoặc gây nguy hiểm đến sức khỏe do đó cần được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim có thể chia ra làm 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải:

Nguyên nhân bẩm sinh: Dấu hiệu bệnh có thể từ nhỏ hoặc xuất hiện trong bất kỳ thời kỳ nào.

Nguyên nhân mắc phải: Bệnh thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch vành, bệnh lý van tim, và một số nguyên nhân khác tác động vào hệ thần kinh tim.

Một số rối loạn nhịp tim thường gặp

Rối loạn nhịp nhanh trên thất, có thể gặp các dấu hiệu như:

Nhịp nhanh nhĩ: Xuất hiện các điểm phát nhịp khác với nút xoang ở tâm nhĩ, nó phát ra xung động lấn át xung động từ nút xoang làm tim đập rất nhanh, không đều.

Rung nhĩ: Tâm nhĩ co bóp loạn xạ và rất nhanh lên đến hơn 300 nhịp/phút, đồng thời làm cho tâm thất co bóp nhanh, không đều và không hiệu quả. Loạn nhịp này dễ dẫn đến các rối loạn nhịp tim khác. Rung nhĩ gây biểu hiện mệt mỏi nhiều liên tục, suy tim và nguy cơ đột quỵ não cao hơn 5 lần so với người không bị rung nhĩ.

Một số dấu hiệu rối loạn nhịp tim thường gặp

Một số dấu hiệu rối loạn nhịp tim thường gặp

Cuồng nhĩ: Là tình trạng tâm nhĩ đập rất nhanh, thậm chí đập lên đến 300 nhịp/phút và hậu quả là tim đập rất nhanh và nhịp tim không đều.

Nhịp xoang nhanh: Nhịp xoang nhanh thường gặp trong lúc căng thẳng, lo lắng hay tập luyện. Trong một số bệnh như thiếu máu, sốt cao, hay cường tuyến giáp cũng có nhịp nhanh xoang và khi bệnh được can thiệp đúng cách thì nhịp tim cũng sẽ trở lại bình thường.

Rối loạn nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất tự phát: Do các điểm tại tâm thất phát ra xung động kích thích tâm thất tự co bóp, làm tâm thất co bóp không đều với tâm nhĩ.

Nhịp nhanh thất do bệnh tim thiếu máu cục bộ: Vùng cơ tim bị thiếu máu trong bệnh hẹp mạch vành gây ra vết sẹo, vết sẹo này tạo nên những đường dẫn truyền xung động bất thường phát ra trong tâm thất, kích thích tâm thất co bóp mà không cần xung động từ tâm nhĩ truyền xuống.

Với hai tổn thương trên, tâm thất đều co bóp khi chưa chứa đủ máu, do đó tim đập rất nhanh mà máu vẫn không được bơm đủ ra hệ tuần hoàn. Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, thở nhanh. Nếu không can thiệp kịp thời dễ xuất hiện rung thất.

Bệnh rối loạn nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm là khi trái tim bạn đập chậm hơn bình thường. Nhịp tim bình thường là 60-100 nhịp mỗi phút. Khi tim đập chậm xuống dưới 60 nhịp/phút, có rất nhiều nguy cơ khiến cho hệ tuần hoàn không được cũng cấp đủ lượng máu cần thiết.

Bạn có thể phát hiện có bị rối loạn nhịp tim chậm hay không qua các biểu hiện như: choáng váng, đau đầu, thở nông, đôi khi tim đập quá chậm có thể khiến bạn ngất đi.

Có 2 loại rối loạn nhịp tim chậm:

  • Suy yếu nút xoang: Suy yếu nút xoang không phải là một bệnh đặc trưng, nó thể hiện bằng một nhóm các triệu chứng thể hiện nút xoang không duy trì hoạt động bình thường. Nhịp tim có thể chuyển luân phiên từ rối loạn nhịp chậm sang nhịp nhanh.
  • Blốc nhĩ thất: Blốc nhĩ thất là hiện tượng xung động bị cản trở khi đi từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

Phương pháp phòng tránh rối loạn nhịp tim

Rối loại nhịp tim do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó, để phòng  tránh rối loạn nhịp tim tốt nhất, bạn nên xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt tốt trong cuộc sống như:

  • Lựa chọn một thói quen sống tốt: tập luyện thường xuyên, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép.
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế dùng các chất kích thích với tim như: cà phê, rượu.
  • Tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Xử trí tốt các bệnh lý liên quan: bệnh xơ vữa mạch, mỡ máu cao, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp…

Cây Dong riềng đỏ giúp điều hòa nhịp tim, giải pháp cho bệnh mạch vành

Cây Dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành hiệu quả cao, an toàn tuyệt đối trên hàng nghìn người bệnh mạch vành chưa đặt stent và đã đặt stent. Đây là cây thuốc mới chưa có trong Dược điển, đã được Bác sỹ Hoàng Sầm, người dân tộc Dao (Mán),hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu từ năm 2002 đến nay. Các nghiên cứu về cây thuốc này đã được cấp quyền tác giả số 3764/2009/QTG và 948/2015/QTG.

Cây Dong riềng đỏ giúp điều hòa nhịp tim, giải pháp cho bệnh mạch vành

Cây Dong riềng đỏ giúp điều hòa nhịp tim, giải pháp cho bệnh mạch vành

Nghiên cứu cho thấy Dong riềng có tác dụng trên cả mong đợi trong hỗ trợ điều trị thiếu máu cục bộ, trên thế giới hiếm cây thuốc nào cho bệnh tim mà tích hợp được 7 trong 1 như cây Dong riềng đỏ. Vì nó vừa hỗ trợ chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần. Chỉ cần độc vị dong riềng đỏ, bất kể là lá, hay thân hoặc củ đã sao thơm nấu với tim lợn đều có thể hỗ trợ chữa bệnh.

Kết quả trên chứng minh về khả năng làm sạch lòng mạch vành tuyệt vời của cây thuốc quý này mà tây y chưa từng có loại thuốc nào có tác dụng như vậy, đánh dấu 1 bước ngoặt giúp người bệnh điều hòa nhịp tim hiệu quả.

Để biết thêm thông tin chi tiết về liều lượng sử dụng cây Dong riềng đỏ và Chế phẩm Dong riềng đỏ để điều hòa nhịp tim đúng cách, Quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ Tim Mạch  – 0932 319 099. Hoặc gửi thông tin cho Bác sĩ Tim Mạch theo hòm thư: [email protected].

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin