Skip to content

Bệnh xơ vữa động mạch nên dùng thuốc như thế nào?

Bác Sĩ Tim Mạch 16.11.20152719 lượt xem
Bệnh xơ vữa động mạch nên dùng thuốc như thế nào, bạn đã biết chưa? Bệnh xơ vữa động mạch vành là căn bệnh tuy chưa nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm. Hiện nay, có nhiều thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch hiệu quả, sau đây bacsitimmach.com.vn sẽ giới thiệu tới bạn cách sử dụng thuốc đúng cách nhất.

Có 3 mục đích chính:

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ chính: rối loạn lipid, đái tháo đưòng, tăng huyết áp, thuốc lá trước khi có các triệu chứng (phòng bệnh sơ cấp) hoặc sau khi có các triệu chứng (phòng bệnh thứ cấp).

Ngăn ngừa và kiểm soát các biến chứng vữa xơ động mạch sơ cấp và thứ cấp (chống ngưng kết tiểu cầu)

Xử trí đặc hiệu tổn thương: Một số nguy cơ phối hợp song song cần xử trí như: thay thế hocmon trong tiền mãn kinh, chế độ ăn kiêng trong béo phì, tăng hoạt động thể lực.

xo-vua-dong-mach

Mạch máu bị xơ vữa động mạch ( Ảnh minh họa)

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù.....Hoặc bị bệnh mạch vành thì bạn hãy hỏi thăm ý kiến Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả bằng cây Dong riềng đỏ, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

Phương pháp dùng thuốc cụ thể cho bệnh xơ vữa động mạch

Thay đổi các yếu tố nguy cơ (YTNC):

Một số YTNC của xơ vữa động mạch có thể tác động nhằm ngăn chặn sự tiến triển hoặc làm giảm dần xơ vữa động mạch: Ngừng hút thuốc, kiểm soát HA, ổn định đường máu, tránh dùng rượu quá nhiều, tập thể dục đều đặn, kiểm soát sự rối loạn lipid máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy chúng có khả năng giảm có ý nghĩa đáng kể các biến chứng tim mạch, tuy nhiên ít có tác dụng giảm thiểu các mãng xơ vữa động mạch.

Thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn bêta:

Nhiều nghiên cứu cho thấy hai thuốc này có thể giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và bệnh tim do thiếu máu cục bộ nói chung. Ví dụ thuốc ức chế men chuyển giảm từ 14 đến 28% biến cố tim mạch; thuốc chẹn bêta giảm tỉ lệ tử vong sau nhồi máu cơ tim 20%, giảm tái phát nhồi máu 25% và giảm đột tử 30%.

Kiểm soát tăng lipid máu:

Một trong những mục tiêu cơ bản của người bệnh xơ vữa động mạch vẫn là thoái triển mãng vữa xơ có sự lắng đọng lipid, giảm đi các thành phần lipoprotein máu có hại.

Phân loại tăng lipid máu theo Friedrickson. Là phân loại thông dụng, kinh điển. Có 5 thể:

Loại 1: Tăng chủ yếu chylomicron, tỉ TG/CT > 2.5.

Loại 2: Chia làm 2 thể: thể IIa: tăng LDL-C với tỉ TC/TG >2.5 và thể IIb: tăng cả LDL-C và HDL-C, tỉ TG/TC hoặc TC/TG <2.5.

Loại 3: Ít gặp, tăng IDL-C, tỉ TG/TC< 2.5.

Loại 4: Tăng VLDL-C, tỉ TG/TC > 2.5

Loại 5: Hiếm, tăng cả chylomicron và VLDL-C.

Trong các thể trên thể cần dùng thuốc là IIa, IIb và thể IV do nguy cơ gây vữa xơ động mạch cao.

Thuốc giảm lipid máu

Gồm 4 nhóm chính:

Nhóm 1: Là các chất bắt giữ muối mật. Tác dụng chính là giảm LDL-C. Đây là những resin trao đổi ion gắn với muối mật trong ruột non làm gián đoạn sự lưu hành muối mật trong chu trình gan ruột và kích thích sự chuyển cholesterol thành muối mật trong gan. Điều này sẽ kích thích sự tạo thành các thụ thể LDL do đó sẽ làm giảm LDL huyết thanh. Tác dụng phụ: táo bón, đầy bụng, buồn nôn.

Nhóm 2: Các fibrate có tác dụng tăng hoạt tính các men thủy phân lipid làm gia tăng quá trình thoái biến VLDL-C và IDL-C do đó giảm triglycerid. Ưu điểm là HDL -C gia tăng khi xử dụng fibrate. Tác dụng phụ bao gồm rối loạn tiêu hoá, gia tăng tạo sỏi mật.

Nhóm 3: Có acid nicotinic và dẫn chất. Tác dụng khi dùng liều cao. Có tác dụng giảm sự tạo thành VLDL trong gan do đó giảm HDL. Nicotinic acid giảm CT (5-15%) và TG (15-30%) và làm gia tăng cả HDL-C. Tác dụng phụ: phừng mặt, tăng dường máu, tăng acid uric máu, rối loạn tiêu hoá, độc cho gan. Cần theo dõi chức năng gan khi dùng thuốc.

Nhóm 4: Là các statin, làm giảm CT >30-50 % và TG 15-50%. Đây là nhóm thuốc có tác dụng mạnh hạ cholesterol máu. Cơ chế tác dụng là ức chế men HMG CoE reductase làm ngăn cản quá trình chuyển hoá tạo cholesterol nội bào. Ức chế quá trình này sẽ làm gia tăng tổng hợp thụ thể LDL do đó sẽ làm giảm cholesterol huyết thanh. Tác dụng phụ bao gồm khó tiêu, bón, đau bụng, co rút và có thể độc với gan nên cần theo dõi men gan.

Cải thiện bệnh xơ vữa động mạch vành

Việc chọn lựa thuốc cho bệnh xơ vữa động mạch cần căn cứ vào sự gia tăng thành phần lipid là chủ yếu.

Nếu tăng CT: Ưu tiên là các resine, statin rồi đến các fibrate hoặc nicotinic acid. Có thể phối hợp resin với statin hoặc resin với nicotinic acid

Nếu tăng TG: Ưu tiên là các fibrate rồi đến nicotinic acid. Có thể phối hợp fibrate và resin hoặc nicotinic acid và resin

Nếu tăng cả CT và TG: Ưu tiên là fibrate rồi đến statine, nicotinic acid. Có thể phối hợp resin với nicotinic acid hoặc fibrate với resine hoặc resine với statin.

Việc kiểm soát tăng lipid máu thường phải kéo dài nhiều tháng nhiều năm và chi phí cao nhiều tác dụng phụ nên cần phải cân nhắc. Ngoài vấn đề kiểm soát các yếu tố nguy cơ rất quan trọng việc xử dụng thuốc phải làm thế nào đạt được mức chuẩn như CT phải giảm dưới 200mg% và hoặc TG dưới 200mg%.

Thuốc chống oxy hóa

Như các vitamine A, C, E, dầu gan cá.

Can thiệp ngoại khoa.

Phẫu thuật lấy bỏ cục nghẽn hoặc nong động mạch bằng bóng kết hợp đặt stent, bắt cầu qua chỗ tắt.

Chế phẩm dong riềng đỏ làm sạch mảng xơ vữa động mạch vành

Theo nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Bộ về về tác dụng dịch chiết Dong riềng đỏ mang mã số: B2005-04-46TĐ của bộ giáo dục và đào tạo cấp kinh phí. Với sự giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp, chỉ dẫn tận tình của hơn 10 giáo sư, tiến sỹ y dược học như Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Trịnh Bình, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông, Phó giáo sư Phùng Quốc Việt, tiến sỹ Nguyễn Kháng Sơn … đã cho thấy: vị thuốc quý này có tác dụng làm sạch lòng mạch vành rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách cây dong riềng đỏ, bệnh nhân sẽ không thể cảm nhận được hết hiệu quả mà nó mang lại. Do đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển và cho ra đời Chế phẩm Dong riềng đỏ, được chế biến từ cây dong riềng đỏ với các thành phần, liều lượng được căn chỉnh phù hợp nhất mang lại hiệu quả tối đa trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch mà cây thuốc quý này có.

Chế phẩm dong riềng đỏ làm sạch mảng xơ vữa động mạch vành

Để biết thêm thông tin chi tiết về liều lượng sử dụng cây Dong riềng đỏ và Chế phẩm Dong riềng đỏ, Quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ Tim Mạch – 0932 319 099. Hoặc gửi thông tin cho Bác sĩ Tim Mạch theo hòm thư: [email protected].

Dự phòng bệnh xơ vữa động mạch

Chia ra 2 mức dự phòng, tiên phát và thứ phát.

  • Dự phòng tiên phát bệnh xơ vữa động mạch:
  • Nhằm dự phòng sớm xơ vữa động mạch kể cả khi mới sinh:

Ngoài ra, bạn cũng cần phải bảo đảm chế độ sữa mẹ, tránh các thức ăn làm tăng lipid như đường và tinh bột. Giảm muối trong chế độ ăn nhằm làm giảm tăng huyết áp. Đảm bảo chế độ ăn nhiều rau quả, nên ăn nhiều cá tươi. Không hút thuốc lá và có chế độ luyện tập dự phòng béo phì. Tập thể dục tùy theo mức độ đều có tác dụng chống tăng lipoprroteine có hại.

Hy vọng với bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho vấn đề: Bệnh xơ vữa động mạch nên dùng thuốc như thế nào?

*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

*Thông tin về thuốc và biệt dược có trên website chỉ mang tính chất tham khảo.

*Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của Thầy thuốc.

Biên tập bởi: Bác sĩ tim mạch

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin