Thực hiện ép ngực cấp cứu tim ngừng đập ở người lớn
Đặt phần gót chân của bàn tay này trên phần lưng của bàn tay kia và đan các ngón tay lại với nhau. Chống vững lên người nạn nhân, ép tay thẳng xuống, nén xương ức sâu xuống 1/3 lồng ngực tức là từ 4-5cm.
Cấp cứu tim ngừng đập ở người lớn
Thả lực ép nhưng vẫn giữ nguyên vị trí bàn tay tên xương ức. ép ngực 15 lần, tốc độ 100 lần/phút. Thời gian ép và thả với khoảng bằng nhau.
Kết hợp ép ngực và hà hơi thổi ngạt:
Ép ngực làm cho máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng như não. Để chắc chắn rằng máu có đủ oxygen, bạn nên kết hợp ép ngực với hà hơi thổi ngạt.
Sau 15 lần ép, nghiêng đầu, nâng cằm nạn nhân và thổi 2 hơi vào miệng nạn nhân. Tiếp tục chu trình này (15 lần ép, 2 lần thổi),không gián đoạn chu trình CPR (hồi sức tim phổi) trừ khi nạn nhân có thể cử động hoặc tự thở lại được. Tiếp tục chu trình này đến khi:
- Phương tiện cấp cứu đến và mang bệnh nhân đi
- Bệnh nhân biểu hiện có sự tuần hoàn máu
- Bạn quá mệt mỏi đến nỗi không thể tiếp tục được nữa (trong trường hợp này hãy cố gắng tìm một người khác thay thế, tiếp tục công việc này cho đến khi phương tiện y tế đến giúp).
Kết hợp ép ngực và hà hơi thổi ngạt
Nếu bệnh nhân ói
Bất tỉnh dẫn đến không có sự co cơ để giữ thức ăn trong dạ dày, trong khi đó không khí tràn vào trong dạ dày qua hơi thổi của bạn, kết hợp với việc ép ngực có thể làm cho nạn nhân buồn nôn. Nạn nhân thường sẽ mất phản xạ nôn ói, làm cho những chất nôn ói xuất hiện ngay ở cổ họng hoặc tràn lên miệng. nếu xảy ra điều này, điều quan trọng là nên nhanh chóng dọn sạch những chất này bằng cách:
- Xoay người bệnh về phía bạn và đỡ đầu họ.
- Cạy miệng và móc tất cả những chất nôn mửa bằng hai ngón tay.
Trở bệnh nhân lại vị trí nằm ngửa và bắt đầu quá trình ABC một lần nữa.
Bạn có thể dùng một tấm che mặt hoặc khăn tay khi hà hơi thổi ngạt cho người đang nôn ói, nhưng không có cũng đừng nản lòng để tiếp tục các thao tác CPR.
ABC CỦA SỰ HỒI SINH
Airway(lỗ thông khí) : Nghiêng đầu và nâng cằm để giữ lỗ thông khí mở khi bạn hà hơi thổi ngạt.
Breathing (thổi hơi): Thổi hơi cho một người nào đó đang bị ngưng thở.
Circulation(Sự lưu thông tuần hoàn): Kiểm tra các dấu hiệu của sự tuần hoàn, kết hợp hà hơi thổi ngạt với ép ngực khi thấy tim ngừng đập.
Trên là những bước cấp cứu tim ngừng đập ở người lớn cần phải thực hiện ngay nếu bạn gặp phải trường hợp có người bị tim ngừng đập. Tuy nhiên, sau khi thực hiện xong những sơ cứu trên, bạn nên gọi ngay cho trung tâm y tế gần nhất và yêu cầu cứu hộ. Số điện thoại cấp cứu khẩn cấp ở bệnh viện: 115.
Phát hiện sớm bệnh mạch vành tránh tim ngừng đập
Tim ngừng đập có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, cách tốt nhất giữ cho trái tim khỏe mạnh đó là phòng tránh các bệnh về tim mạch, phát hiện sớm và có giải pháp hỗ trợ điều trị kịp thời.
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. và đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành, bệnh mạch vành thì bạn cần gọi điện hỏi thăm ý kiến Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan. Hoặc bạn cũng có thể đến trực tiếp phòng khám tim mạch tại số 225 Trường Chinh Q.Thanh Xuân – Hà Nội để bác sỹ chuyên khoa tim mạch thăm khám và tư vấn giải.