Biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim
Có hai dạng biểu hiện của thiếu máu cơ tim là đau thắt ngực và không có đau ngực. Khoảng 70% các trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng (gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng hay thiếu máu cơ tim thể câm); do vậy nhiều người bệnh chủ quan không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn tới nhồi máu cơ tim gây tử vong đột ngột là rất cao.
Biểu hiện đau ngực trong bệnh thiếu máu cơ tim là rất khác nhau. Có những bệnh nhân có cơn đau thắt ngực điển hình, nhưng cũng nhiều người bệnh chỉ xuất hiện tức ngực nhẹ, hồi hộp trống ngực, khó thở hụt hơi khi làm việc nặng, gắng sức,... Khi có biểu hiện đau ngực hoặc bất kì biểu hiện bất thường, bạn nên tới cơ sở y tế thăm khám để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Hậu quả của bệnh thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim gây ra những cơn đau ngực thường xuất hiện sau một gắng sức, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim do cơ tim thiếu máu đột ngột và hoại tử vùng cơ tim, để lại nhiều biến chứng nặng nề như hở van tim, loạn nhịp, suy tim do suy vành, thậm chí là đột tử. Đồng thời, nó cũng làm giảm tuổi thọ cũng như chất lượng của sống của người bệnh. Đây là một bệnh tim mạch nguy hiểm và rình rập cướp đi tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào nếu không phòng ngừa và điều trị tích cực.
Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu cơ tim
Các yếu tố nguy cơ cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim; được chia làm 2 nhóm là nhóm yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được và yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.
Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi
Bao gồm: Hút thuốc, chế độ ăn, rượu, vận động thể lực, rối loạn chuyển hóa Lipid, tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, căng thẳng thần kinh quá mức… Đây là yếu tố chúng ta có thể thay đổi được bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, và dùng thuốc để loại bỏ. Một người bình thường nếu mắc 1 hoặc nhiều yếu tố ngày sẽ càng làm gia tăng nguy cơ mắc thiếu máu cơ tim; hoặc những trường hợp đã bị bệnh sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng và tỉ lệ tử vong lên.
Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi
Tuổi, giới tính, di truyền là những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nữ trên 60 tuổi, nam trên 64 tuổi thường có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu cơ tim. Chưa chứng mình rõ ràng về sự khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa những yếu tố nguy cơ này bằng nhiều biện pháp.
Dự phòng thiếu máu cơ tim hiệu quả
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.
Tỉ lệ người mắc thiếu máu cơ tim ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Việc điều trị bệnh không phải quá khó nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với cả bác sĩ lẫn bệnh nhân bởi những nguy hiểm biến chứng mà nó có thể xảy ra; một khi đã mắc bệnh, việc dùng thuốc là không thể tránh khỏi, nếu bệnh tiến triển nặng cần phải can thiệp tim mạch (đặt stent mạch vành hoặc mổ bắc cầu động mạch chủ-vành). Do vậy, chúng ta nên “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu cơ tim là do các mảng xơ vữa động mạch. Việc xuất hiện các mảng xơ vữa trong lòng mạch là một quá trình liên tục kéo dài nhiều năm từ các yếu tố nguy cơ tim mạch, hình thành vệt mỡ rồi mảng xơ vữa, cuối cùng bị nứt vỡ thành lập huyết khối trong lòng mạch và gây các biến cố tim mạch ở người bệnh. Chính vì vậy, dự phòng là từ các yếu tố nguy cơ; bao gồm:
- Ngừng hút thuốc nếu bạn thực sự muốn phòng và điều trị bệnh bởi khói thuốc là một yếu tố gây phá hủy lòng mạch rất nhiều.
- Rượu bia và các chất kích thích khác cần phải hạn chế đến mức tối đa. Uống rượu nên giới hạn 2 ly/ngày (20 g rượu/ngày) cho nam và 1 ly/ngày (10g rượu/ngày) cho nữ.
- Lối sống lành mạnh là vô cùng cần thiết không chỉ với bệnh thiếu máu cơ tim mà còn với sức khỏe chung của chúng ta. Điều này đã được bác sĩ tim mạch chia sẻ khá nhiều. Chế độ ăn uống được nhấn mạnh vào việc sử dụng rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt,... hạn chế sử dụng thịt đỏ, thay bằng thịt trắng, cá; đảm bảo cung cấp năng lượng hợp lý, phù hợp với từng cá nhân. Khuyến cáo áp dụng chế độ ăn DASH.
- Thường xuyên vận động, rèn luyện nâng cao sức khỏe, tránh lối sống tĩnh tại, lười vận động. Cách tốt nhất để cải thiện điều này là thường xuyên tập thể dục từ 3060 phút mỗi ngày; nếu không có nhiều thời gian, bạn nên duy trì luyện tập ít nhất 3-4 lần/tuần. Lựa chọn những bộ môn thể thảo phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân như đi bộ, đạp xe, bơi lội, chạy bộ, chơi tennis, bóng bàn,... nhưng không quá gắng sức.
- Có ý thức về cân nặng của mình và giảm cân nếu bạn mắc thừa cân, béo phì. Dùy trì BMI trong khoảng 18.5 24.9.
- Kiểm soát huyết áp của mình một cách tốt nhất có thể, khuyến cáo huyết áp ở mức dưới 140/90mmHg, nếu có kèm theo đái tháo đường thì mức huyết áp dưới 130/80mmH. Giảm mỗi 10 mmHg huyết áp sẽ làm giảm tử vong tim mạch 2040%
- Đích của việc kiểm soát đường huyết dự phòng thiếu máu cơ tim là duy trì mức HbA1c </= 7%.
- Rối loạn chuyển hóa Lipid là một trong những nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, do đó, kiểm soát được mỡ máu cũng chính là loại bỏ được nguyên nhân chính gây bệnh. Khi tăng nồng độ cholesterol >6,2mmol/l làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ lên 1,8 2,6 lần. Khuyến cáo kiểm soát mỡ máu trong giới hạn cho phép, là: cholesterol toàn phần dưới 5,2mmol/L; LDL- C dưới 3,3mmol/L; triglyceride dưới 2,2mmol/L.
- Tránh làm việc căng thẳng quá mức, stress kéo dài, luôn giữ cho mình tinh thần thư giãn thoải mái, xen giữa những khoảng thời gian làm việc là những thời gian nghỉ ngơi tập luyện hợp lý.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì, ít nhất 36 tháng/lần với những người có sức khỏe bình thường và tới gặp bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường.
Dự phòng thiếu máu cơ tim bằng cây thuốc Dong riềng đỏ
Các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim gồm: Thuốc chẹn Beta giao cảm, nhóm nitrat, chẹn kênh Calci, Ức chế men chuyển, thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới, thuốc chống đông,... Can thiệp tim mạch chỉ áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân bị xơ vữa động mạch điều trị nội khoa tích cực thất bại hoặc có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim cấp.
Hiện nay, không có loại thuốc tây nào được chỉ định trong việc dự phòng thiếu máu cơ tim. Bên cạnh việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ người bệnh có thể sử dụng những thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ. Trên thế giới và tại Việt Nam có rất nhiều loại thảo dược tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên trước khi tìm ra cây thuốc Dong riềng đỏ thì chưa có loại cây nào có thể hỗ trợ làm sạch mảng xơ vữa trong lòng mạch vành - nguyên nhân chính gây thiếu máu cơ tim. Theo kết quả của đề tài nghiên cứu cấp bộ mang mã số B2005-04-46TĐ thì cây Dong riềng đỏ có nhiều tác dụng tốt đối với mạch vành, đặc biệt với 7 tác dụng có trong một vị thuốc: vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành ; vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa an thần. Do đó, nếu sử dụng đúng liều lượng Dong riềng đỏ sẽ góp phần dự phòng thiếu máu cơ tim hiệu quả. Đối với trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán thiếu máu cơ tim thì việc sử dụng Dong riềng đỏ liều cao phối hợp với thuốc điều trị bệnh kèm theo sẽ hỗ trợ điều trị và kiểm soát tốt bệnh.
Bệnh thiếu máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng trầm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Sử dụng Dong riềng đỏ trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim được nhóm bác sĩ tim mạch khuyên dùng. Hãy cùng chung tay để bảo vệ trái tim khỏe mạnh!
Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch