Tại Việt Nam, ca can thiệp động mạch vành đầu tiên được tiến hành năm 1995 và đến nay, hàng trăm nghìn bệnh nhân đã được can thiệp động mạch vành (đặt stent mạch vành),tính riêng năm 2010, có khoảng trên 5000 bệnh nhân trong cả nước được tiến hành đặt stent [1]. Trước khi đặt stent mạch vành, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn hoặc người thân tại sao cần thực hiện cũng như những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, việc tiến hành đặt stent khá an toàn, nhưng nó vẫn là một thủ thuật xâm lấn gây chảy máu và có những biến cố nhất định. Do đó, đặt stent mạch vành thường được chỉ định trong các trường hợp cấp cứu (cơn nhồi máu cơ tim cấp) hoặc ở những bệnh nhân bị xơ vữa động mạch vành điều trị nội khoa thất bại.
Hiện có ba loại stent mạch vành: stent thường, stent phủ thuốc và stent tự tiêu (stent sinh học). Stent (stent thường và stent phủ thuốc) là khung kim loại sẽ tồn tại vĩnh viễn trong mạch vành, stent tự tiêu sẽ trả lại mạch vành tự nhiên sau khi làm giá đỡ tạm thời cho đến khi mạch vành được nội mạc hóa hoàn toàn. Theo kết quả nghiên cứu của Boulmier và cộng sự [2] tiến hành trên 128 bệnh nhân đặt stent kim loại, sau 6 tháng, tỷ lệ tái can thiệp là 6,3%. Thử nghiệm lâm sàng NORSTENT (the Norwegian Coronary Stent Trial) là một thử nghiệm ngẫu nhiên, đa trung tâm được thực hiện ở 8 trung tâm can thiệp mạch vành qua da ở Na Uy, từ 15/9/2008 đến 14/2/2011, tỉ lệ tái hẹp mạch vành là 16,5% ở nhóm bệnh nhân đặt stent phủ thuốc và 19,8% ở nhóm bệnh nhân đặt stent thường. Trong nghiên cứu sơ bộ GHOST-EU registry, từ 11/2011 - 01/2014, gồm 1189 bệnh nhân được đặt stent tự tiêu ở 10 trung tâm của Châu Âu cho thấy tỉ lệ huyết khối trong stent sau 6 tháng là 2,1%[3].
Phòng tim mạch can thiệp trong một ca đặt stent mạch vành
Đặt stent mạch vành giải quyết tình trạng hẹp tắc lòng động mạch vành trong trường hợp bệnh nhân có cơn nhồi máu cơ tim cấp. Như vậy, đặt stent chỉ là một khâu trong quá trình dài điều trị bệnh, bởi phương pháp này chỉ nhằm chữa trị chỗ hẹp ở động mạch chứ không tác động gì đến nguyên nhân cơ bản là bệnh xơ vữa động mạch. Đồng thời, với những nghiên cứu trên đã đề cập, việc đặt stent này cũng không bảo đảm triệt để động mạch có thể bị hẹp tắc lại. Tình trạng tắc nghẽn có thể tiếp tục xảy ra ở những vị trí khác của hệ thống mạch vành. Trên thực tế theo dõi bệnh nhân, các thầy thuốc tim mạch đều thừa nhận tình trạng xơ vữa gây hẹp nghẽn vẫn tiếp tục xảy ra ở những vị trí khác, đặc biệt là khi người bệnh không dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh có thể tái phát chỉ sau 1 – 2 năm, thậm chí 6 tháng sau đặt stent. Theo Serruys P.W, sau một năm tỉ lệ bệnh nhân hết đau ngực chỉ là 78,9% ở nhóm đặt stent mạch vành và tỉ lệ can thiệp lại (đặt stent) là 16,3% [4]. Ở một nghiên cứu khác, sau bốn năm theo dõi, tỉ lệ có cơn đau thắt ngực (đau thắt ngực là một trong những biểu hiện của bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim) là 46% ở các bệnh nhân sau đặt stent trong nhóm nghiên cứu.
Để hạn chế tối đa khả năng động mạch bị tái hẹp, không phát sinh thêm điểm hẹp mới là vấn đề trăn trở của hầu hết các bác sĩ tim mạch, tuy nhiên trong suốt thời gian vừa qua, không có nhiều thuốc mới được nghiên cứu. Sau khi đặt stent, người bệnh phải dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, kết hợp với các thuốc điều trị khác như hạ huyết áp, hạ mỡ máu, chẹn bêta giao cảm, thuốc giãn mạch vành , thuốc điều trị đái tháo đường ở những người mắc bệnh tiểu đường kèm theo,... Bệnh nhân phải uống đầy đủ, đúng giờ các loại thuốc được chỉ định. Bệnh nhân cần khám định kỳ hàng tháng. Sau 1 năm, người bệnh cần được đánh giá lại tình trạng xơ vữa mạch vành bằng nghiệm pháp gắng sức để kiểm tra khả năng tưới máu của tim, chụp mạch vành hoặc chụp xạ hình tưới máu cơ tim (SPECT). Việc dùng thuốc chông ngưng tập tiểu cầu kéo dài đồng nghĩa với nguy cơ chảy máu tăng lên, đặc biệt là tác dụng phụ gây loét dạ dày (20-30%),do đó, người bệnh phải sử dụng thuốc ức chế bơm proton kết hợp nhằm tránh tác dụng phụ của thuốc chống đông.
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị nội khoa, điều quan trọng nhất với các bệnh nhân là phải duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao, theo dõi huyết áp hàng ngày, kiểm soát cân nặng và các biểu hiện bất thường như đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nếu bệnh nhân sau đặt stent mạch vành hết đau ngực, dung nạp tốt với các hoạt động gắng sức, về cơ bản là đáp ứng tốt với điều trị.
Hiện nay đang có một xu thế, các bệnh nhân đặc biệt là người cao tuổi thường tìm kiếm và lựa chọn giải pháp an toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên cho một số bệnh mạn tính như goute, đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa lipid máu, xỡ vữa mạch vành, thiếu máu cơ tim,...v.v… . Tính đến thời điểm hiện tại, có rất ít nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của các giải pháp từ thiên nhiên này. Các bác sĩ chuyên khoa vẫn khuyến cáo bệnh nhân nên tìm hiểu kĩ thông tin và được tư vấn kĩ trước khi quyết định sử dụng những giải pháp đó. Hàng ngày, tổng đài tư vấn (0932319099) của bác sĩ tim mạch cũng nhận được nhiều thông tin xin tư vấn từ các bệnh nhân về việc sử dụng kết hợp giữa các thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh cùng với thuốc tây y, cũng như vai trò của các thảo dược hiện có trên thị trường đối với bệnh thiếu máu cơ tim, xơ vữa mạch vành.
Cardocorz - Cao dong riềng đỏ phù hợp với người còn đau ngực sau đặt stent
Cao Dong riềng đỏ - Cardocorz
Chế phẩm viên nén Cardocorz là sản phẩm duy nhất được bào chế từ sự kết hợp từ cao Dong riềng đỏ và cao Đan sâm. Sản phẩm đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Trong trường hơp còn đau ngực sau can thiệp mạch vành: tháng đầu ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 viên; các tháng sau duy trì 6 viên/ngày chia 2 lần. Để được tư vấn về cách sử dụng và liều lượng Cardocorz khi uống cùng thuốc tây, vui lòng điện thoại trực tiếp số máy 0932 319099 hoặc đăng kí theo biểu mẫu bên dưới để được tư vấn đầy đủ từ bác sĩ tim mạch
Biên tập bởi Bs. Nguyễn Thị Anh Thư
Lưu ý:
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa người dùng