Skip to content

Bạn nên làm gì khi nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim?

Bác Sĩ Tim Mạch 26.05.20152358 lượt xem
Bạn nên làm gì khi nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim? Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim mà mỗi người nên biết để bảo vệ cho mình luôn khỏe mạnh.

Khi nhồi máu cơ tim xảy ra, các dấu hiệu sau thường xuất hiện một cách đột ngột và điển hình:

  • Bệnh nhân đau ngực dữ dội, cảm giác như bị bóp nghẹt trong lồng ngực.
  • Đau thường lan lên vai trái, xuống mặt trong cánh tay trái và bàn tay trái. Đau cũng có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên cổ.
  • Người bệnh có thể đau đến mức vã mồ hôi, khó thở, ôm lấy ngực.

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim (Ảnh minh họa)

Một vài trường hợp người bệnh chỉ thấy đau vùng mũi ức kèm theo nôn rất nhiều. Cũng có khi nhồi máu cơ tim thường xuất hiện từ từ, bệnh nhân thấy đau nhẹ hay chỉ thấy khó chịu ở ngực. Trong những trường hợp không điển hình như vậy, người bệnh thường không biết tình trạng trầm trọng hơn đang tiềm ẩn phía sau nên khi các triệu chứng thật rõ ràng mới tìm sự giúp đỡ. Triệu chứng nhồi máu cơ tim của nữ cũng không khác ở nam giới, thường gặp đau ngực dữ dội vùng ngực trái. Tuy nhiên, ở phụ nữ, cũng rất hay gặp những trường hợp có cơn đau không điển hình như trên: khó thở, buồn nôn, nôn và đau lưng hay đau hàm.

Bạn nên làm gì khi nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim?

Nếu bạn có các triệu chứng trên, cần hành động ngay khi cơn đau ngực xảy ra.

Hãy nhớ:

  • Nếu bạn hay một ai đó có các dấu hiệu báo động trên, đừng chờ đợi gì nữa hãy gọi người giúp ngay.
  • Hãy gọi cấp cứu 115 ngay. Đây là cách nhanh nhất để nhận được được sự trợ giúp kịp thời. Đội cấp cứu có thể cho bạn hay người bệnh dùng các thuốc cần thiết và vận chuyển đến các cơ sở y tế chuyên khoa trong thời gian nhanh nhất, hơn là nếu bạn nhờ một ai đó đưa đến bệnh viện. Chỉ có đội cấp cứu mới có kinh nghiệm cũng như đủ phương tiện để xử trí trong những trường hợp bất ngờ xảy ra ngừng tuần hoàn. Hơn nữa, người bệnh ngay lập tức được đánh giá sơ bộ và ghi nhận những thông tin cần thiết trong quá trình vận chuyển nên sẽ được hỗ trợ điều trị kịp thời hơn khi đến bệnh viện.
  • Nếu bạn là người bệnh và không thể gọi được đội cấp cứu, hãy nhờ một ai đó đưa bạn đến bệnh viện, đừng tự mình lái xe trừ khi bạn không có sự lựa chọn nào khác.

Nếu bạn gặp một trường hợp có triệu chứng báo hiệu nghi ngờ nhồi máu cơ tim, không nên tự giải thích đó chỉ là triệu chứng khó tiêu thông thường. Hãy gọi cho đội cấp cứu để người đó được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt và các bác sĩ sẽ là người tìm hiểu và đưa ra câu trả lời chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng đó là gì.

Bạn nên làm gì khi nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim?

Bạn nên làm gì khi nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim?

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, do đó việc phòng tránh không để cơn nhồi máu cơ tim là điều mà mỗi bệnh nhân mắc bệnh này nên chú ý. Một lời khuyên từ các Bác sĩ tim mạch, người bệnh có thể sử dụng thêm cây dong riềng đỏ để phòng và hỗ trợ chữa bệnh nhồi máu cơ tim. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ về tác dụng dịch chiết Dong riềng đỏ cho thấy: vị thuốc quý này vừa hỗ trợ chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết về liều lượng sử dụng cây Dong riềng đỏ và Chế phẩm Dong riềng đỏ, Quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ Tim Mạch – 0932 319 099. Hoặc gửi thông tin cho Bác sĩ Tim Mạch theo hòm thư: [email protected].

Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin