Skip to content

Sau đặt stent vẫn chưa "xong" bệnh mạch vành

Bác Sĩ Tim Mạch 07.03.20161988 lượt xem
Bệnh mạch vành là một trong những bệnh đang được quan tâm hàng đầu trên thế giới vì mức độ gia tăng và nguy hiểm do bệnh gây ra với sức khỏe con người. Có nhiều phương án hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, trong đó thủ thuật đặt stent như cứu tinh cho những đoạn mạch vành đang tắc hẹp trên 70% với người bệnh. Nhưng liệu có phải đặt stent là đã “xong”?

Đặt stent khi bị bệnh mạch vành là gì? 

Thủ thuật đặt Stent là phương pháp can thiệp động mạch qua da, dùng những khung lưới kim loại nhỏ được đưa vào trong lòng mạch vành, nhằm mục đích mở rộng lòng mạch bị hẹp và giữ nó không hẹp lại. Có 2 loại Stent là Stent thường và Stent phủ thuốc.

stent mạch vành

Phương pháp đặt stent mạch vành (hình minh họa)

*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

Đặt stent bệnh mạch vành khi nào tốt nhất?

Khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp việc can thiệp động mạch vành càng sớm càng tốt là biện pháp ưu tiên lựa chọn hàng đầu giúp tái tưới máu cho cơ tim, không chỉ cải thiện tỷ lệ tử vong mà còn bảo tồn được chức năng cơ tim.

Khi bệnh nhân có những vị trí hẹp tắc lòng mạch vành lên tới trên 70% thì bác sĩ thường sẽ khuyên bệnh nhân thực hiện làm thủ thuật này.

Đặt stent là một thủ thuật mang lại cho bệnh nhân rất nhiều lợi ích và là giải pháp tình thế rất tốt với những trường hợp cần “cấp cứu” ngay mạch vành, nhưng tùy theo trường hợp mà người bệnh cũng không nhất thiết phải đặt stent, vì chi phí đặt cao và có nhiều tác dụng phụ không mong muốn sau quá trình làm thủ thuật này.

Những trường hợp nào tốt nhất chưa nên đặt stent?

Những bệnh nhân có tổn thương 1 hoặc 2 nhánh nhỏ động mạch vành, có triệu chứng nhẹ, vùng cơ tim chi phối nhỏ, những bệnh nhân hẹp chưa đến 70%, những bệnh nhân đáp ứng tốt với giải pháp nội khoa là những trường hợp tốt nhất chưa nên đặt stent.

Dong riềng đỏ phòng và hỗ trợ giảm xơ vữa mạch vành, cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim

Đối với những trường hợp chưa nên đặt stent thì việc tuân thủ giải pháp nội khoa là tối ưu, kết hợp với việc sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên giúp phòng và hỗ trợ giảm xơ vữa mạch vành, cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim, sử dụng được lâu dài mà không có tác dụng phụ như cây thuốc quý dong riềng đỏ đã được bác sĩ Hoàng SầmViện trưởng Viện y học bản địa nghiên cứu có đề tài khoa học mang tên “Nghiên cứu về dịch chiết của cây dong riềng đỏ ứng dụng hỗ trợ điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ” đây là đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ do bộ giáo dục và đào tạo cấp kinh phí. Với sự giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp, chỉ dẫn tận tình của hơn 10 giáo sư, tiến sỹ y dược học như Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Trịnh Bình, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông, Phó giáo sư Phùng Quốc Việt, tiến sỹ Nguyễn Kháng Sơn … Đề tài đã được nghiên cứu thành công và nghiệm thu bởi hội đồng khoa học cấp bộ đạt kết quả xuất sắc.

 Lời khuyên cho những ai mắc bệnh mạch vành (hẹp mạch vành, tắc hẹp mạch vành) !

“Bác sĩ tốt nhất chính là mình!”. Vì vậy những lời khuyên đơn giản dưới đây sẽ luôn hữu ích cho bạn:

  • Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim, ít mỡ bão hoà và cholesterol, nhiều rau, quả, cá...
  • Giảm cân nặng nếu bạn thừa cân.
  • Hạn chế muối đưa vào cơ thể: Bạn chỉ nên ăn một nhúm muối nhỏ khoảng 6g trong một ngày.
  • Bắt đầu một chương trình tập luyện thể dục:Luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 30 phút các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, bóng bàn…
  • Học cách làm giảm căng thẳng, tránh phản ứng với các tình huống có thể gây stress bởi nó chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn mà thôi.

--Theo Bác sĩ tim mạch-

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin