Skip to content

Nắng nóng mùa hè làm nghiêm trọng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim

Bác Sĩ Tim Mạch 19.05.20161555 lượt xem
Thời tiết nắng nóng mùa hè luôn mang lại hiểm họa cho sức khỏe, đặc biệt là những người bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ. Vậy cần làm gì để nắng nóng mùa hè không làm nghiêm trọng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim của cơ thể?

Người bệnh tim mạch có nguy cơ gì khi thời tiết nắng nóng?

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng nhiệt độ khắc nghiệt có thể gây tử vong do biến chứng từ bệnh tim mạch. Trong khi nhiệt độ thấp mang theo một số rủi ro, thì nhiệt độ cao lại nguy hiểm hơn rất nhiều. Khi những đợt nắng nóng diễn ra liên tục trong các khu vực, điều này làm tăng nguy cơ tử vong gấp nhiều lần vì nó có thể gây ra các tác động tiêu cực lên nhịp tim, huyết áp hay cholesterol...

Hoặc, rủi ro cao có thể là do người dân trở nên kiệt sức bởi hệ thống tim mạch phải làm việc chăm chỉ hơn để đối phó với cái nóng. Hệ thống này có thể trở nên quá tải và làm xuất hiện các triệu chứng bệnh tim như ngất, đau ngực, khó thở... thậm chí là đột tử.

Nắng nóng mùa hè làm nghiêm trọng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim

Nắng nóng mùa hè làm nghiêm trọng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim (ảnh minh họa)

Nắng nóng ảnh hưởng thể nào đến người bệnh thiếu máu cơ tim?

Cơ thể con người rất thông minh, khi thời tiết nắng nóng nó sẽ tự điều chỉnh bằng cách tăng tiết mồ hôi và giãn mạch máu ngoại vi. Khi mồ hôi tiết quá nhiều, cơ thể sẽ bị mất nước, giảm thể thích máu lưu thông trong khi đó tim vẫn phải hoạt động co bóp để đảm bảo bơm đủ lượng máu đi khắp cơ thể. Do thể tích máu giảm nên tim phải làm việc vất vả, nhịp tim tăng lên, nhu cầu ô xy cơ tim tăng cao khiến tình trạng thiếu máu cơ tim càng trở nên trầm trọng.

Những người mắc bệnh động mạch vành nguyên nhân chủ yếu do hình thành các mảng xơ vữa, nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn đối với những bệnh nhân này trong mùa hè sẽ làm cho động mạch vành dễ thuyên tắc hơn, làm cho tình trạng bệnh càng thêm nguy hiểm. Ở những người đã đặt stent mạch vành, việc mất nước khiến máu bị cô đặc, dễ hình thành cục máu đông gây tắc stent, thậm chí có thể gây nhồi máu cơ tim cấp.

Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị ảnh hưởng bởi nắng nóng.

  • Nhức đầu, mệt mỏi.
  • Ẩm da
  • Chóng mặt và choáng váng
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Nước tiểu sẫm màu

 

Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị ảnh hưởng bởi nắng nóng

Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị ảnh hưởng bởi nắng nóng

Nếu bạn có những triệu chứng trên, hãy di chuyển đến một nơi mát, ngừng các hoạt động và sử dụng vải ẩm và lạnh lau qua người, uống nước mát và dùng quạt.

Khi thời tiết quá nắng nóng, cần chú ý các dấu hiệu của say nắng:

  • Sốt
  • Hành vi và lời nói bất thường
  • Da khô, nóng và đỏ
  • Thở nhanh, nông
  • Động kinh, co giật
  • Bất tỉnh

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên cần chuyển ngay đến các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Lời khuyên cho người bệnh thiếu máu cơ tim trong thời tiết nắng nóng?

Trong một đợt nắng nóng, biết cách sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tật hoặc tử vong do bệnh tim.

  • Hạn chế ra ngoài khi trời nắng, nhất là từ 10h đến 15h vì khi đó mặt trời chói chang nhất.
  • Ăn mặc đồ mỏng, nhẹ, thoáng mát, nên mặc quần áo màu sáng. Thêm một chiếc mũ và / hoặc kính râm. Nên chọn giày thông thoáng và đi tất thấm hút mồ hôi.
  • Tăng cường uống nước để tránh mất nước cô đặc máu. Nhất là sau khi tập thể dục hay vừa lao động gắng sức. Khi ra ngoài nên sử dụng kem chống nắng, tối thiểu là SPF 15. Tránh thức uống chứa caffeine hoặc cồn.

Tăng cường uống nước khi nắng nóng để tránh mất nước cô đặc máu

Tăng cường uống nước khi nắng nóng để tránh mất nước cô đặc máu (ảnh minh họa)

  • Không ăn quá no, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, nên ăn nhạt, hạn chế muối ăn vào cơ thể. Tăng cường ăn nhiều hoa quả, đặc biệt loại nhiều nước để cung cấp đầy đủ các chất điện giải cho cơ thể, không uống rượu, bia, cà phê.
  • Cần phải uống thuốc đầy đủ, không được tự ý bỏ thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không được nói không với tập thể dục. Nên tập luyện ít nhất 30 phút/ ngày vào lúc râm mát như sáng sớm hay chiều muộn. Bổ sung đủ nước khi tập và nên rủ bạn cùng tập luyện.

Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn và sinh hoạt như trên để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ từ sự nắng nóng của mùa hè mang lại thì tất cả các người bệnh thiếu máu cơ tim đều cần cải thiện tình trạng bệnh bằng cách sử dụng cây Dong riềng đỏ, là loại cây đã được bác sĩ Hoàng Sầm cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo sư, tiến sĩ đầu ngành như Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông, Giáo sư Trịnh Bình, Phó giáo sư Phùng Quốc Việt, tiến sỹ Nguyễn Kháng Sơn … nghiên cứu có tác dụng dọn sẹp sạch các mảng xơ vữa trong  lòng mạch vành, tăng cường tưới máu cơ tim và phòng nhồi máu cơ tim.

* CHÚ Ý:
- Thông tin về thuốc và biệt dược có trên website chỉ mang tính chất tham khảo.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của Thầy thuốc.

Biên tập bởi Bác sĩ Tim mạch.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin