Skip to content

Tổng quan về bệnh động mạch ngoại biên

Bác Sĩ Tim Mạch 04.02.20153223 lượt xem
Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tắc nghẽn mạch máu ngoại biên bởi các mảng xơ vữa và huyết khối. các động mạch đó không bao gồm mạch máu nuôi tim và não.

Bệnh động mạch ngoại biên thường gặp là các tổn thương động mạch vùng tiểu khung, chi dưới và chi trên. Về sinh bệnh học, tình trạng tắc nghẽn ở các mạch này cũng tương tự như hẹp tắc động mạch vành hay động mạch cảnh. Điểm khác biệt là vùng cấp máu của các động mạch: động mạch vành cấp máu cho cơ tim, động mạch cảnh cấp máu cho não còn các động mạch ngoại biên cấp máu cho các chi.

Tổng quan về bệnh động mạch ngoại biên

Tổng quan về bệnh động mạch ngoại biên

Nguyên nhân chính gây bệnh lý động mạch ngoại biên là hẹp tắc do mảng  xơ vữa. Lòng mạch bị hẹp lại do lắng đọng mỡ và các chất khác trên thành mạch. Những chất lắng đọng này tạo nên mảng bám vào lớp nội mạc thành mạch tạo thành mảng xơ vữa, các mảng này phát triển dần gây hẹp và có thể gây tắc nghẽn toàn bộ dòng chảy trong lòng mạch. Bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên, cũng có thể làm giảm nguy có cho nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Đối tượng hay gặp

Có khoảng gần 75% trường hợp không có triệu chứng. Bệnh động mạch ngoại biên hiện có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng của tuổi thọ, lối sống thay đổi và đặc biệt là các yếu tố nguy cơ tim mạch gia tăng. Sau tuổi 70, khoảng 20% dân số bị bệnh động mạch ngoại biên.

Những nguy cơ cao bị bệnh động mạch ngoại biên là:

  • Hút thuốc lá
  • Bệnh tiểu đường
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn mỡ máu...

Trong số đó, hút thuốc lá và đái tháo đường là 2 nguy cơ bị bệnh đặc biệt cao. Nếu có dù chỉ một những nguy cơ trên của bệnh động mạch ngoại biên, hãy tìm hiểu về bệnh. cũng như các bệnh lý khác, càng hiểu biết về bệnh bao nhiêu thì có thể giúp phát hiện bệnh sớm bấy nhiêu.

Những nguy cơ cao bị bệnh động mạch ngoại biên

Những nguy cơ cao bị bệnh động mạch ngoại biên

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp của bệnh động mạch ngoại biên là cảm giác chuột rút ở vùng đùi, hông và bắp chân xuất hiện khi đi bộ, trèo cầu thang hoặc khi gắng sức. Triệu chứng này đỡ hoặc hết khi được nghỉ ngơi dù chỉ vài phút. Cơ chế gây đau là khi cơ hoạt động, chúng cần được cấp máu nhiều hơn, nhưng do lòng mạch bị hẹp tắc bởi mảng xơ vữa động mạch, cơ bị thiếu máu nên gây ra triệu chứng đau. Khi nghỉ ngơi, nhu cầu ôxi giảm xuống nên triệu chứng đau cũng giảm và hết. Hiện tượng đó gọi là đau cách hồi.

Nhiều người cho rằng đau chân là một triệu chứng thường gặp ở người già. Người  bệnh thường cho rằng đó là triệu chứng của  viêm khớp hay đau dây thần kinh toạ hay hiện tượng cứng khớp ở người già.

Đau chân do bệnh động mạch ngoại biên thường xuất hiện ở cơ (như cơ bắp chân) chứ không phải ở khớp. Với những bệnh nhân bị tiểu đường thì triệu chứng này có thể bị che lấp bởi triệu chứng đau, tê bì ở bàn chân hoặc đùi do biến chứng thần kinh, một biến chứng thường gặp của bệnh.

Triệu chứng nặng của bệnh động mạch ngoại biên bao gồm:

  • Đau chân không đỡ khi nghỉ ngơi.
  • Vết thương ở ngón chân hay bàn chân khó lành.
  • Hoại tử bàn chân, ngón chân.
  • Chân bên bị bệnh lạnh hơn chân lành hoặc lạnh hơn so với các phần chi phía trên.

Chẩn đoán

Trong chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên, triệu chứng đau cách hồi với những tính chất kể trên và thăm khám lâm sàng (như bắt mạch chân tìm dấu hiệu mạch đập yếu hay mất mạch) là rất quan trọng.

Thăm dò kiểm tra chỉ số mạch cổ chân, cổ tay (ankle-brachial index) cũng thường được làm. Đây là một thăm dò đơn giản, không gây đau và bác sĩ có thể thực hiện dễ dàng chỉ trong vài phút. Bằng cách so sánh áp lực máu ở cổ chân với áp lực máu ở cổ tay, bác sỹ có thể đánh giá tốc độ dòng máu chảy ở chân có tốt không. Bình thường áp lực dòng máu  ở  mắt  cá  chân tối thiểu bằng 90% áp lực dòng máu ở tay, nhưng với các trường hợp hẹp nặng nó có thể nhỏ hơn 50% áp lực dòng máu ở tay.

Phòng khám tim mạch số 66 - Đốc ngữ - Ba đình - Hà nội là phòng khám uy tín tại hà nội

Phòng khám tim mạch số 66 - Đốc ngữ - Ba đình - Hà nội là phòng khám uy tín

Hiện nay, phòng khám tim mạch tại số 66, Đốc ngữ - Ba đình - Hà nội được xem là một trong những phòng khám tim mạch uy tín hàng đầu. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, đồng thời với sự thân thiệt, nhiệt huyết trong công việc, sẽ giúp bệnh nhân thoải mái nhất trong quá trình thăm khám. Để được bác sĩ tư vấn miễn phí, quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ Tim Mạch – 0932 319 099. Hoặc gửi thông tin cho Bác sĩ Tim Mạch theo hòm thư: [email protected].

Ngoài ra, có thể làm thêm một số thăm dò khác như:

  • Siêu âm Doppler mạch máu.
  • Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MS CT) mạch máu.
  • Chụp cộng hưởng từ hạt nhân.
  • Chụp động mạch cản quang.

Theo nghiên cứu từ năm 2002 đến nay của nhóm các bác sỹ tim mạch, đứng đầu là Bác sỹ Hoàng Sầm, người dân tộc Dao (Mán),hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam, cây dong riềng đỏ là cây thuốc nam quý tích hợp được 7 tác dụng: vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa an thần. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách cây dong riềng đỏ, bệnh nhân sẽ không thể cảm nhận được hết hiệu quả mà nó mang lại. Do đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển và cho ra đời Chế phẩm Dong riềng đỏ, được chế biến từ cây dong riềng đỏ với các thành phần, liều lượng được căn chỉnh phù hợp nhất mang lại hiệu quả tối đa trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch mà cây thuốc quý này có.

Biên tập tin bởi bác sĩ tim mạch

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin