Skip to content

Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim đúng cách

Bác Sĩ Tim Mạch 07.11.20155652 lượt xem
Chồng tôi bị nhồi máu cơ tim, đã được cấp cứu kịp thời, tôi muốn hỏi cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim làm sao chồng tôi có sức khỏe tốt nhất.

Tư vấn:

Chồng bạn đã bị nhồi máu cơ tim, một chứng bệnh khá nguy hiểm, nhưng rất may là đã được hỗ trợ điều trị kịp thời, để đảm bảo sức khỏe bạn hãy làm theo 2 bước

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Qua khai thác giai đoạn trên giúp cho người điều dưỡng có được phương hướng điều dưỡng. Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc cụ thể. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét đến toàn trạng bệnh nhân, vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau tuỳ từng trường hợp cụ thể.

Chăm sóc cơ bản:

Để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối, nằm ở tư thế đầu cao.

Trấn an để bệnh nhân an tâm.

Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật.

Ăn thức ăn lỏng và dễ tiêu.

Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim đúng cách

Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim đúng cách

Thực hiện các y lệnh:

Cho bệnh nhân thở oxy.

Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.

Làm các xét nghiệm cơ bản.

Theo dõi:

Tình trạng cơn đau của bệnh nhân.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và một số xét nghiệm như: điện tim, siêu âm, men tim.

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

Theo dõi biến chứng.

Giáo dục sức khoẻ:

Bệnh nhân và gia đình cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi gây nhồi máu cơ tim, cũng như cách phát hiện dấu hiệu nhồi máu cơ tim, cách phòng và theo dõi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Nhồi máu cơ tim là một cấp cứu nội khoa, tiến triển khó lường, nhiều trường hợp tử vong do không được xử trí kịp thời và đúng hoặc do vùng nhồi máu cơ tim quá rộng.

Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim đúng cách 2

Cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim đúng cách 2

Thực hiện chăm sóc cơ bản:

Đặt bệnh nhân nằm nghỉ yên tĩnh, thoáng mát, cụ thể:

Trong ngày đầu chỉ cử động nhẹ các ngón tay, chân và cẳng tay.

Ngày thứ 2 có thể ngồi dậy 1 đến 2 lần, mỗi lần khoảng 5 đến 10 phút*.

Ngày thứ 3 và thứ 4 có thể đi lại vài bước trong phòng*.

Ngày thứ 5 và thứ 6 đi lại nhẹ nhàng trong phòng*.

Ngày thứ 7 và thứ 8 có thể đi bộ ra đến hành lang*.

Ngày thứ 9 trở đi có thể đi lại xa hơn, nhưng không được làm việc*.

Sau 2 đến 3 tháng có thể làm việc bình thường trở lại*, nhưng tránh các việc nặng và các xúc động mạnh (tối thiểu phải nghỉ ngơi yên tĩnh trong thời gian 4 tuần).

Động viên, trấn an bệnh nhân để bệnh nhân an tâm hỗ trợ điều trị.

Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân.

Ăn uống đủ năng lượng, thức ăn lỏng và dễ tiêu.

Tránh các yếu tố kích thích cho bệnh nhân.

Thực hiện các y lệnh:

Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim như: các thuốc tiêm, thuốc uống phải thực hiện đầy đủ và chính xác.

Thực hiện các xét nghiệm: điện tim, các men tim.

Theo dõi:

Dấu hiệu sinh tồn mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở phải được theo dõi kỹ.

Tình trạng cơn đau.

Số lượng nước tiểu trong ngày.

Các xét nghiệm, chú ý điện tim và men tim.

Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra.

Tình trạng vận động của bệnh nhân.

Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào của bệnh nhồi máu cơ tim hãy gọi ngay cho trung tâm y tế gần nhất, hoặc bác sĩ hỗ trợ điều trị riêng của chồng bạn.

Trên đây là cách chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim đúng cách, bạn nên thực hiện theo để bệnh nhân có một sức khỏe tốt nhất.

Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch

*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin