Skip to content

Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ với bệnh mạch vành

Bác Sĩ Tim Mạch 03.09.20155901 lượt xem
Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ với bệnh mạch vành được chỉ định cho những bệnh nhân với dự đoán khả năng có thể bị bệnh mạch vành dựa trên tuổi, giới, triệu chứng đau ngực… có thể kèm theo bloc nhánh phải hoặc ST chênh xuống dưới 1mm khi nghỉ.

Nghiệm pháp gắng sức thường được làm như nào?

Bệnh nhân được cho đạp xe hoặc chạy trên thảm chạy có điều chỉnh tốc độ để làm tăng nhu cầu oxy cơ tim làm cơ tim tăng co bóp, tăng tiền gánh và hậu gánh. Việc tăng nhu cầu oxy cơ tim sẽ dẫn đến tăng nhịp tim và ảnh hưởng đến huyết áp. Dựa vào sự tăng nhịp tim này để xác định khả năng gắng sức của bệnh nhân. Mặt khác khi nhịp tim tăng lên sẽ làm cho nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim tăng lên và lúc đó sẽ xuất hiện những biến đổi trên điện tâm đồ hoặc các hình ảnh khác mà khi nghỉ có thể sẽ không thấy.

 

Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ với bệnh mạch vành

Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ với bệnh mạch vành(hình minh họa)

Một ví dụ cụ thể: chúng tôi thường cho bệnh nhân đạp một xe đạp có lực kế với cường độ gắng sức từ 300 – 900kpm/min (kilopoud – mét/phút) trong 3-6 phút *Lưu ý: Thời gian có thể khác nhau tùy cơ địa của từng người tùy người. Trong thời gian đó, chúng tôi ghi trên điện tâm đồ (V4, V5, V6). Cứ nửa phút hay một phút một lần và sau khi gắng sức tiếp tục ghi một phút một lần cho tới phút thứ 6 hoặc phút thứ 15 *Lưu ý: thời gian có thể khác nhau tùy cơ địa của từng người. Cũng có thể dùng nghiệm pháp Master: leo lên và leo xuống hai bậc thang, mỗi bậc cao 22,5cm từ 20 đến 25 lần trogn khoảng thời gian 90 giây *Lưu ý: Thời gian có thể khác nhau tùy cơ địa của từng người.

Cần chú ý là trong khi làm nghiệm pháp gắng sức, nếu bệnh nhân thấy đau tức trong ngực, hay mạch nhanh quá 120/ph ngay từ phút đầu hay xuất hiện dấu hiệu điện tâm đồ nặng nề thì phải ngừng ngay nghiệm pháp và để bệnh nhân nghỉ ngơi.

Dấu ST chênh xuống nhưng đi dốc lên thường chỉ là do nhịp nhanh khi gắng sức không phải bệnh thiểu năng vành.

Một nghiệm pháp gắng sức âm tính không thể loại trừ khả năng một bệnh mạch vành kín đáo.

Vai trò của nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ với bệnh mạch vành

Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ là một thăm dò rất quan trọng trong đau thắt ngực ổn định, giúp cho chẩn đoán xác định, tiên lượng cũng như hỗ trợ điều trị.

Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ với bệnh mạch vành khi đau thắt ngực ổn định

Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ với bệnh mạch vành khi đau thắt ngực ổn định

Sự gắng sức thể lực này giúp dự đoán khả năng hoạt động thể lực của bệnh nhân và giai đoạn gây ra thiếu máu cơ tim.

  • Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ giúp đánh giá được những bệnh nhân có nguy cơ cao về bệnh mạch vành.
  • Ngoài ra còn giúp dự đoán mức độ hoạt động thể lực an toàn  cho bệnh nhân (thường là sau nhồi máu cơ tim). Tuy nhiên, điện tâm đồ gắng sức ít có hiệu quả ở những bệnh nhân mà điện tâm đồ cơ bản đã có những bất thường như dày thất trái, đang có đặt máy tạo nhịp, bloc nhánh trái, rối loạn dẫn truyền … Điện tâm đồ gắng sức cũng không dự đoán được mức độ hẹp động mạch vành và không định vị chính xác được vùng cơ tim thiếu máu.
  • Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ có khả năng chẩn đoán bị bệnh hẹp động mạch vành với độ nhạy khoảng 68% *Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của từng người và độ đặc hiệu là 77% *Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của từng người.
  • Nghiệm pháp này không thực hiện được ở những bệnh nhân có chứng đi cách hồi, bệnh phổi nặng, bệnh khớp, hoặc những dị tật, những bệnh có ảnh hưởng đến khả năng thực hiện gắng sức của bệnh nhân

Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ với bệnh mạch vành là biện pháp thăm dò không chảy máu, không chỉ giúp chẩn đoán  khả năng mắc bệnh động mạch vành mà còn giúp đánh giá về chức năng, mức độ ảnh hưởng của bệnh để giúp thầy thuốc quyết định được phương hướng xử trí bệnh.

nghiem-phap-gang-suc-dien-tam-do-3

Bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch (hình minh họa)

Bệnh tim mạch là một loại bệnh nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm nó có thể dẫn đến tử vong. Do đó, khi có dấu hiệu của bệnh tim mạch, hãy đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám tim mạch uy tín để được thăm khám và hỗ trợ điều trị.

Hiện nay, phòng khám Tim Mạch tại Số 66 – Đốc Ngữ – Ba Đình – Hà Nội được xem là phòng khám uy tín nhất tại Hà Nội, với đội ngũ các bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao, đến phòng khám bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về căn bệnh nguy hiểm này.

Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin