Skip to content

Những biến chứng của rối loạn nhịp tim

Bác Sĩ Tim Mạch 02.07.20181012 lượt xem
Trái tim của chúng ta được ví như một chiếc máy bơm mạnh mẽ, thực hiện việc bơm máu liên tục vào hệ thống tuần hoàn. Trong suốt quá trình dài làm việc không ngừng nghỉ, trái tim thật khó có thể tránh những lúc đập sai nhịp; điều này có thể gây những khó chịu nhẹ nhưng cũng có thể là biểu hiện bệnh nặng.

Hệ thống điều khiển tự động của cơ tim

Trái tim co bóp một cách nhịp nhàng và không ngừng nghỉ là nhờ một hệ thống điều khiển tự động đặc biệt của cơ tim. Gồm:

Nút xoang, nằm ở nhĩ phải có vai trò làm chủ nhịp (tức là phát xung động cho cơ tim)

Nút nhĩ thất, nằm sát vách ngăn giữa buồng nhĩ và thất, giữ vai trò dẫn truyền xung động thần kinh được tạo ra bởi nút xoang (bản chất là xung động điện học) từ nhĩ xuống thất.

Bó His chung, dẫn truyền xung động từ nút nhĩ thất xuống buồng thất và chia thành hai nhánh; nhánh phải và nhánh trái dẫn truyền xung động vào hai buồng thất

Mạng lưới Purkinje là những nhánh nhỏ xuất phát từ nhánh phải và trái của bó His lan tỏa tới các vùng tâm thất của cơ tim.

Hệ thống này chỉ huy toàn bộ hoạt động của trái tim, kích thích cơ tâm thất co bóp bớm máu vào hệ thống động mạch chủ đi nuôi cơ thể và động mạch phổi để trao đổi khí.

Triệu chứng rối loạn nhịp tim thường gặp

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

Rối loạn nhịp tim có thể không gây ra triệu chứng. Trên thực tế, người bệnh thường phát hiện ra rối loạn nhịp tim khi khám sức khỏe định kì hoặc khi đi khám vì một bệnh khác không phải rối loạn nhịp tim. Một số triệu chứng rối loạn nhịp tim thường gặp là:

Hồi hộp, trống ngực: Hồi hộp, trống ngực là khi bạn cảm thấy quả tim mình đang đập mạnh. Đây là một trong những biểu hiện thường gặp trong rối loạn nhịp tim, mặc dù triệu chứng này có thể xuất hiện ngay cả khi tim bạn đang làm việc bình thường.

Hồi hộp, trống ngực do rối loạn nhịp tim có thể được mô tả rất khác nhau như cảm giác hụt hẫng, tim ngừng vài giây… Không thể xác định chính xác loại rối loạn nhịp tim nếu chỉ dựa vào triệu chứng đánh trống ngực mà người bệnh gặp phải.

Cảm giác thấy nhịp tim đập nhanh hơn hoặc chậm hơn so với bình thường.

Cảm giác mệt mỏi, khó thở:  Đây là biểu hiện thường gặp của nhiều loại rối loạn nhịp tim, tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau như thiếu máu cơ tim, xơ vữa mạch vành, bệnh lý dạ dày,...Tình trạng rối loạn nhịp tim kéo dài sẽ làm giảm hiệu suất bơm máu của tim, khiến bạn có các biểu hiện khó thở và mệt mỏi.

Đau ngực: Đây là một trong những biểu hiện nguy hiểm của rối loạn nhịp tim, thường xuất hiện khi bạn mắc kèm theo các bệnh lý tim mạch khác như xơ vữa động mạch vành gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...

Những biến chứng của rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim nặng, kéo dài có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm:

Suy tim

Rối loạn nhịp tim làm giảm hiệu quả bơm máu của cơ tim, khiến cơ tim của bạn phải làm việc gắng sức, trong một thời gian dài sẽ khiến trái tim bị suy yếu và dẫn đến suy tim.

Đột quỵ

Khi trái tim của bạn đập loạn nhịp (quá nhanh hoặc quá chậm),máu sẽ bị ứ đọng lại các buồng tim, dễ hình thành cục máu đông. Những cục máu đông nàu có thể di chuyển theo dòng máu đến các động mạch của cơ thể như mạch não, mạch vành,... làm tắc nghẽn mạch máu gây đột quỵ. Nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời có tể dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim...

Rối loạn nhịp tim nên làm gì?

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng kể trên hãy đến gặp bác sĩ nếu hiện tượng đánh trống ngực kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, ngất, khó thở, đau đầu,...

Bạn không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự thăm khám của bác sĩ.

Thay đổi lối sống, có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên rèn luyện thể lực để nâng cao sức khỏe, nghi ngơi thư giãn, tránh căng thẳng, stress; không sử dụng các chất kích thích và theo dõi sức khỏe định kì.

Đối với các bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim do xơ vữa động mạch, bác sĩ tim mạch khuyến cao nên sử dụng kết hợp với chế phẩm Dong riềng đỏ, đã được nghiên cứu về tác dụng trên cả mong đợi trong hỗ trợ điều trị thiếu máu cục bộ, trên thế giới hiếm cây thuốc nào cho bệnh tim mà tích hợp được 7 trong 1 như cây Dong riềng đỏ. Vì nó vừa hỗ trợ chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần. Chỉ cần độc vị dong riềng đỏ, bất kể là lá, hay thân hoặc củ đã sao thơm nấu với tim lợn đều có thể hỗ trợ chữa bệnh. Kết quả trên chứng minh về khả năng làm sạch lòng mạch vành tuyệt vời của cây thuốc quý này mà tây y chưa từng có loại thuốc nào có tác dụng như vậy, đánh dấu 1 bước ngoặt giúp người bệnh điều hòa nhịp tim do bệnh lý mạch vành gây ra.

Rối loạn nhịp tim ảnh hưởng tới chức năng bơm máu của tim. Khi đó, có thể có các biểu hiện như mệt hoặc ngất xỉu khi nhịp quá chậm hoặc quá nhanh, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng như rung thất hoặc ngừng tim kéo dài. Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim có thể kiểm soát được nếu bạn có thái độ tích cực điều trị bệnh.

Theo Bác sĩ tim mạch

" Viên nén CARDOCORZ, có thành phần chính là cao Dong riềng đỏ, dùng cho người có hội chứng huyết khối, xơ vữa động mạch với các triệu chứng: đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức, nhịp tim nhanh; người có nguy cơ đột quỵ, người đặt stent. Chi tiết về sản phẩm XEM TẠI ĐÂY " 

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin