Skip to content

Nhận biết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2

Bác Sĩ Tim Mạch 19.11.20151977 lượt xem
Khát nước và đi tiểu thường xuyên, hay đói bụng, giảm cân liên tục, mệt mỏi… là những triệu chứng bệnh tiểu đường type2 thường gặp. Với tình trạng nhiều người thừa cân béo phì và ít vận động như hiện nay thì con số người mắc bệnh tiểu đường type 2 không phải là hiếm.

 Loại tiểu đường này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng nó tập trung chủ yếu vào đối tượng trên 40 tuổi. Sự thiếu hụt hoocmon tuyến tụy trong cơ thể là nguyên nhân chính gây ra loại tiểu đường dạng này. Để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type2 thì người bệnh cần phối hợp tốt các hoạt động thể chất, ăn uống, theo dõi đường huyết và sử dụng thuốc đều đặn. Dưới đây là những triệu chứng chính và cách hỗ trợ điều trị căn bệnh này.

Nhận biết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2

Nhận biết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2 (Ảnh minh họa)

 

1. Triệu chứng bệnh 

  • Tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên.
  • Hay đói bụng.
  • Giảm cân liên tục.
  • Thường xuyên mệt mỏi.
  • Bị mờ mắt do biến chứng của bệnh.
  • Vết thương chậm lành hoặc dễ bị nhiễm trùng.
  • Da bị xỉn màu.

2. Cách hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2

Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường type 2 đòi hỏi tuân thủ lâu dài những việc sau:

– Theo dõi đường huyết: Tùy theo kế hoạch, mà bạn cần xét nghiệm đường huyết một hay nhiều lần trong ngày. Theo dõi đường huyết thường xuyên là cách giúp ổn định đường huyết.

– Chế độ ăn hợp lý: Ăn thức ăn gì và ăn như thế nào để tránh tăng đường huyết. Đường huyết thường đạt đỉnh sau 1- 2 giờ *Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của từng người, sau ăn. Hãy hỏi Bác sỹ chuyên khoa Nội tiết hay chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đở.Bạn nên ăn nhiều rau củ tươi, tránh thức ăn ngọt,béo và thức ăn được chế biến từ bột, gạo.

nhan-biet-va-dieu-tri-benh-tieu-duong-type-2-2

Nhận biết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả

Đi bộ nhẹ nhàng giúp hạ đường huyết

- Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể lực sẽ đưa đường huyết vào trong tế bào. Hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp hạ được đường huyết. Kiểm tra đường huyết trước khi tập. Bạn cũng nên ăn nhẹ trước khi tập để tránh hạ đường huyết nếu bạn đang uống thuốc hạ đường huyết hay đang chích insulin

 - Dùng thuốc trong bệnh tiểu đường: Thuốc hạ đường huyết uống hay hoocmon tuyến tụy dạng tiêm: Thông thường, bệnh nhân mới được chẩn đoán sẽ được kê toa một thuốc giúp làm gan giảm sản xuất đường. Bác sỹ cũng sẽ khuyên thay đổi lối sống như: giãm cân,hoạt động thể lực nhiều hơn…

Những thuốc hạ đường huyết khác có thể được sử dụng trong bệnh đái tháo đường type 2. Một số thuốc kích thích tuyến tụy tăng sản xuất và phóng thích hoocmon (nhóm thuốc sulfonyureas). Cóc nhóm ức chế men phân giải đường và làm giảm đường huyết sau ăn.Thêm vào đó, bác sỹ có thể phải kê toa thuốc chống kết tập tiểu cầu liều thấp và thuốc hạ huyết áp, giãm lipid máu để giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch.

Có những bệnh nhân tiểu đường type 2 nếu không kiểm soát tốt bằng thuốc hạ đường huyết dạng uống cần phải dùng sang dạng tiêm thay thế hoocmon tuyến tụy để kiểm soát.

Những bước trên nhằm giúp đưa đường huyết về gần với bình thường nhằm giúp phòng ngừa hay làm chậm biến chứng tiểu đường.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường nếu không được chữa trị sớm, rất dễ gây biến chứng thành các bệnh tim mạch, có thể nguy hiểm tới tính mạng. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận bị tiểu đường, đã biến chứng thành hẹp tắc mạch vành, bệnh mạch vành thì bạn cần gọi điện hỏi thăm ý kiến Bác sĩ tim mạch theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

Theo chuabenhtieuduong.net

*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin