Vì là bệnh mạn tính nên không phải lúc nào bệnh nhân cũng điều trị tại viện, mà đa số các bệnh nhân cao huyết áp đều điều trị tại nhà theo đơn của bác sĩ, và thường tái khám định kỳ mỗi tháng 1 lần. Vì vậy tất cả các bệnh nhân tăng huyết áp đều phải tự bỏ túi cho mình vài kinh nghiệm “sương máu” để có thể điều trị cao huyết áp tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người một vài kinh nghiệm trong việc điều trị cao huyết áp tại nhà mà không một bệnh nhân cao huyết áp nào có thể bỏ qua.
Nên có máy đo huyết áp tại nhà
Mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp tại nhà (Nguồn: internet)
Chỉ số huyết áp thường xuyên dao động, nhất là ở những bệnh nhân huyết áp cao, vì vậy người bệnh cao huyết áp nên theo dõi chỉ số huyết áp 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối để đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, khi có các dấu hiệu bốc hỏa, đau đầu , hoa mắt, chóng mặt hay mệt mỏi, người bệnh nên đo luôn huyết áp vì lúc đó rất có thể chỉ số huyết áp đang tăng cao và cần xử trí. Vì vậy trong gia đình có người mắc bệnh huyết áp cao nên có một máy đo huyết áp tại nhà, nếu không biết sử dụng máy cơ để đo thì có thể mua loại máy đo huyết áp điện tử, dễ sử dụng và chỉ số huyết áp cũng tương đối chính xác.
Tự tìm hiểu về bệnh và các biến chứng
Bệnh huyết áp cao nếu không kiểm soát tốt sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng nặng nề lên tim, thận, mắt, não… đặc biệt nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ não. Vì vậy người bệnh nên tự trang bị kiến thức cho mình giúp theo dõi tốt chỉ số huyết áp và phát hiện sớm các dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của các biến chứng để đi khám và điều trị kịp thời. Như các triệu chứng đau thắt ngực, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, đau đầu, nhìn mờ, tiểu ít…
Tìm hiểu về thuốc hạ áp đang sử dụng, tương tác của thuốc và tác dụng phụ
Cần tìm hiểu rõ về thuốc điều trị cao huyết áp bản thân đang sử dụng (nguồn: internet)
Thuốc hạ huyết áp có rất nhiều nhóm như thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn kênh canxi, chẹn thụ thể beta… và trong mỗi nhóm lại có rất nhiều loại thuốc khác nhau, phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.
Mỗi một loại thuốc có tác dụng phụ khác nhau như 30% người bệnh dùng thuốc ức chế men chuyển gây tác dụng ho khan, hay sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm gây nhịp nhanh…
Tuy không thể tìm hiểu về tất cả các loại thuốc huyết áp, nhưng tất cả các bệnh nhân huyết áp cao đều nên tìm hiểu về loại thuốc hạ áp bản thân đang sử dụng, về tác dụng, đối tượng sử dụng và tác dụng phụ của thuốc để giúp theo dõi sức khỏe của bản thân, khi xuất hiện các triệu chứng tương tự với tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thì người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để xem xét và điều chỉnh lại thuốc điều trị cho hợp lý.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào việc có chỉ số huyết áp “đẹp”, vì vậy việc điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt đối với người bệnh cao huyết áp là rất cần thiết.
Người bệnh cao huyết áp nên tăng cường ăn rau củ quả, chất xơ, hạn chế ăn mỡ động vật, nội tạng động vật, thức ăn chiên nướng, đồ ăn chứa nhiều đường tinh luyện, bánh kẹo, đặc biệt là phải hạn chế muối. Nên luyện tập thể dục thường xuyên 30p đến 1 tiếng mỗi ngày những môn thể thao vừa với thể lực, nhưng cũng không nên chơi các môn thể thao quá nặng như cử tạ, chạy marathon…
Một khi đã có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, cùng với việc dùng thuốc tây y thường xuyên thì chỉ số huyết áp sẽ kiểm soát rất tốt.
Thuốc nam giúp phòng biến chứng tim mạch và hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp
Cây Dong riềng đỏ giúp phòng các biến chứng bệnh cao huyết áp
Huyết áp cao là con đường rất ngắn đi đến bệnh thiếu máu cơ tim, vì vậy tất cả các bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao đều nên sử dụng cây Dong riềng đỏ hàng ngày để phòng biến chứng tim mạch và hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp. Đây là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận có 7 tác dụng trên tim mạch trong cùng một cây Dong riềng đỏ là vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; hỗ trợ chữa suy tim; vừa an thần. Hiện nay đã có chế phẩm Dong riềng đỏ dạng viên nén được sản xuất từ dịch chiết cây Dong riềng đỏ đạt hiệu quả cao trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.
Để được tư vấn về bệnh cũng như chế phẩm Dong riềng đỏ vui lòng gọi đến số 0932 319 099 để gặp Bác sĩ Tim mạch.
Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch