Rối loạn nhịp tim có đi bộ được không?
Tập thể dục là một phần quan trọng trong việc phòng và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tập thể dục không chỉ khắc phục được lối sống tĩnh tại, ít vận động mà còn giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu,... Đi bộ là hình thức thể dục thể thao đơn giản, rẻ tiền và khá phố biến hiện nay. Các bệnh nhân tim mạch nói chung, rối loạn nhịp tim nói riêng đều được khuyến khích áp dụng để cải thiện và nâng cao sức khỏe của mình.
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù…. Hoặc đã được bác sĩ kết luận hẹp tắc mạch vành cần gọi điện tư vấn Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn liệu pháp phù hợp, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.
Đi bộ hay bất kì một môn thể thao nào đều khiến cơ thể tiêu hao năng lượng, khiến chúng ta phải gắng sức dù ít hay nhiều, do đó không phải không có tác động tới sức khỏe, thậm chí có thể xuât hiện cơn đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim,... Nhưng, nguy cơ đó là rất thấp nếu bạn biết cách thực hiện sao cho có hiệu quả.
Độ an toàn của đi bộ đối với các bệnh nhân rối loạn nhịp tim là rất cao. Đồng thời, nó có thể làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch nếu bạn thực hiện đều đặn, đúng cách. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tập thể dục đều đặn thì nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch nặng trong lúc tập giảm tới 50 lần so với những người lười vận động. Và có tới 90% các biến cố tim mạch xảy ra ở những người ít vận động.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới những biểu hiện bất thường trong và sau khi tập luyện như cảm giác đau, nặng ngực, hoa mắt chóng mặt, khó thở, hồi hộp,... để tới gặp các bác sĩ chuyên khoa tim mạch khám và tư vấn chế độ luyện tập phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại.
Đi bộ như thế nào là đúng cách?
Trường hợp bạn sẵn có bệnh tim mạch hoặc các yếu tố nguy cơ cao thì nên trao đổi với bác sĩ, các chuyên gia tim mạch trước khi bắt đầu việc thực hành đi bộ rèn luyện sức khỏe, vì họ sẽ hướng dẫn cho bạn nên bắt đầu như thế nào, cường độ và thời gian luyện tập ra sao cho phù hợp với bạn nhất.
Đối với những người bệnh đã có thói quen đi bộ thể dục trước đây, có thể duy trì thời gian và cường độ như đã từng tập. Với những trường hợp chưa có thói quen này, bạn nên bắt đầu với việc đi bộ khoảng 5-10 phút rồi nghỉ thư giãn, sau đó tập tiếp, và tăng dần thời gian, khoảng cách đi được. Tất cả các tài liệu đều khuyến khích bệnh nhân tập ít nhất 30 phút/ngày và tất cả các ngày trong tuần. Trong quá trình chúng ta đi bộ, thay đổi tốc độ cũng giúp trái tim của chúng ta rèn luyện sức khỏe của nó mỗi ngày.
Nếu bạn có máy theo dõi nhịp tim hàng ngày thì đừng quên đem theo mỗi khi luyện tập để có thể theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh cường độ luyện tập của mình cũng như nhịp đi, bước đi sao cho phù hợp. Nên khởi đầu từ từ, đừng vội tăng tốc độ bước đi và quãng đường đi vượt quá sức mình cho phép, vì điều này sẽ phản lại tác dụng của đi bộ thể dục. Khi cơ thể bạn cho phép, bạn có thể chuyển dần từ đi bộ sang chạy bộ để rèn luyện.
Bạn nhớ đem theo nước uống khi đi bộ. Trước khi tập, bạn nên uống 1 cốc nước, và sau khi tập, bạn uống 1 cốc nước nữa, để đảm bảo lượng nước và điện giải trong cơ thể đã bị mất do đổ mồ hôi.
Ngoài đi bộ, bạn cũng có thể áp dụng nhiều phương pháp rèn luyện khác như bơi lội, đạp xe, yoga,... Và bác sĩ tim mạch khuyên những người bệnh rối loạn nhịp tim do thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,... nên sử dụng chế phẩm Dong riềng đỏ để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Hi vọng, qua đây, bạn đọc có thể tự trả lời cho mình câu hỏi “rối loạn nhịp tim có đi bộ được không?”.
Theo Bác sĩ tim mạch
" Viên nén CARDOCORZ, có thành phần chính là cao Dong riềng đỏ, dùng cho người có hội chứng huyết khối, xơ vữa động mạch với các triệu chứng: đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức, nhịp tim nhanh; người có nguy cơ đột quỵ, người đặt stent. Chi tiết về sản phẩm XEM TẠI ĐÂY "