Những nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim
Stress cũng nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim
Trong mỗi chúng ta, ai rồi cũng sẽ có lần trải qua cảm giác rối loạn nhịp tim do ảnh hưởng của yếu tố cảm xúc như buồn quá, vui quá, hồi hộp khi sắp trải qua một sự kiện quan trọng. Nhưng cũng không ít trường hợp rối loạn nhịp tim tồn tại thường xuyên và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Bên cạnh những trường hợp rối loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân thì rối loạn nhịp tim có thể do một số nguyên nhân sau:
Bệnh lý thực tổn của hệ tim mạch (như bệnh van tim, bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim- thiếu máu cơ tim…) đều có thể gây ra loạn nhịp tim
Căng thẳng, stress; thiếu ngủ
Sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thức uống có gas, thuốc lá thuốc lào, rượu bia....
Một số loại thuốc chữa bệnh cũng gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim
Rối loạn điện giải
Bẩm sinh từ nhỏ hoặc do hệ thống nút tự động của tim có vấn đề.
Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
Trong suốt cuộc đời của mỗi người, hầu như ai cũng từng trải qua một vài lần nhịp tim bị rối loạn, khi cảm xúc thay đổi, nó sẽ hết khi tâm lý trở lại bình thường, nhưng những trường hợp nhịp tim thường xuyên rối loạn và kèm theo các triệu chứng khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe thì đó là bệnh lý, có thể để lại những biến chứng nguy hiểm mà bắt buộc bạn phải được thăm khám và điều trị bởi các chuyên gia tim mạch.
Bình thường, mỗi nhịp đập của tim được điều khiển nhờ một hệ thống điều kiện tự động đặc biệt. Nhịp tim đều đặn sẽ giúp tim bơm máu hiệu quả tới tất cả các cơ quan trong cơ thể. Rối loạn nhịp tim xảy ra khi xuất hiện những nhịp tim đập bất thường, có thể tim đập quá nhanh, quá chậm, hay đập vài nhịp lại bỏ một nhịp (ngoại tâm thu),điều đó làm khiến việc bơm máu của cơ tim bị ảnh hưởng từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể như giảm lưu lượng máu đến nuôi não gây hiện tượng choáng váng,... .
Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
Người bệnh loạn nhịp tim thường gặp một số dấu hiệu như hồi hộp, tim đập nhanh, khó thở,… nhưng đôi khi không có triệu chứng nào.
Một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn của chứng rối loạn nhịp tim có thể liên quan đến yếu tố di truyền hoặc bệnh của người mẹ mắc phải trong quá trình mang thai, gây bất thường trong cấu trúc tim hoặc hệ thống dẫn truyền điện trong tim. Ví dụ mẹ mắc bệnh lupus mang thai, con của họ sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn dẫn truyền.
Tổn thương cơ tim là một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn nhịp tim, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bởi những biến chứng nguy hiểm mà nó có thể gây ra, thậm chí là tử vong.
Tất cả các dạng rối loạn nhịp tim cần được điều trị hết sức thận trọng, mức độ nguy hiểm của nó được đánh giá dựa vào vị trí phát sinh ổ loạn nhịp. Nếu không điều trị, người bị rối loạn nhịp tim thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim. Cục máu đông có thể theo động mạch đi khắp cơ thể, gây tắc nghẽn mạch máu và có thể đột tử nếu không được xử trí kịp thời (đặc biệt trong các trường hợp nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim). Một số rối loạn nhịp chậm có thể khiến tim ngừng đập bất cứ lúc nào, khi điều đó xảy ra đồng nghĩa với việc tính mạng của bạn đang bị đe dọa.
Rối loạn nhịp tim có thể được điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp, cấy máy tạo nhịp tim, triệt đốt ổ gây loạn nhịp bằng các thiết bị sóng cao tần, hoặc cấy máy khử rung tim để duy trì nhịp đập bình thường của tim. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải được thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc cũng như bỏ qua các biểu hiện của rối loạn nhịp tim, bởi lẽ các chuyên gia và bác sĩ tim mạch đã chỉ rõ rối loạn nhịp tim là một bệnh lý nguy hiểm.
Biên tập bởi Bác sĩ Tim Mạch
@ Thông tin hữu ích: “ Hãy dành thêm 2 phút đọc kỹ về cây thuốc quý Dong riềng đỏ, để biết cách vượt qua bệnh thiếu máu cơ tim – xơ vữa mạch vành an toàn và hiệu quả”