Skip to content

Tổng quan về bệnh huyết áp cao và giải pháp

Bác Sĩ Tim Mạch 02.07.201649623 lượt xem
Huyết áp cao là bệnh có tỷ lệ người mắc đứng hàng đầu trên thế giới. Có nhiều trường hợp bị huyết áp cao trong nhiều năm liền mà không có bất kỳ triệu chứng gì. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm cơn đau tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong.

Thế nào là huyết áp cao?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp (HA) thường có 2 số. Ví dụ: 120/80, trong đó huyết áp trên (huyết áp tâm thu, viết tắt là HATT) là số chỉ áp lực bên trong động mạch khi tim co bóp; huyết áp dưới (huyết áp tâm trương, viết tắt là HATTr) là số chỉ áp lực trong động mạch khi tim thư giãn. Huyết áp cao khi HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg

Bệnh huyết áp cao là gì?

Bệnh huyết áp cao là gì?

Các triệu chứng của huyết áp cao như thế nào?

Đa số bệnh nhân huyết áp cao không có các triệu chứng rõ ràng cho đến khi phát hiện bệnh, ngay cả khi huyết áp ở mức nguy hiểm. Đau đầu vùng sau gáy vào buổi sáng sau khi ngủ dậy là triệu chứng thường gặp nhất. Các triệu chứng khác có thể gặp hoa mắt, chóng mặt, nhìn lóa, hồi hộp, mệt mỏi, khó thở, chảy máu cam... Một người khi có các biểu hiện trên, cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám xác định bệnh nhằm điều trị kịp thời.

Có nhiều trường hợp phát hiện tăng huyết áp chỉ khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hay đi khám các bệnh khác.

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao

Có hai loại huyết áp cao.

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao

  • Huyết áp cao nguyên phát (tăng huyết áp vô căn)

Huyết áp cao  nguyên phát (còn gọi là tăng huyết áp vô căn),là loại huyết áp cao phổ biến nhất, chiếm đến 95% số trường hợp và biến chứng theo thời gian. Đây là loại huyết áp cao không thể xác định nguyên nhân trực tiếp gây bệnh.

  • Huyết áp cao thứ phát

Huyết áp cao thứ phát là luôn xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Một số nguyên nhân gây ra huyết áp cao thứ phát là: Các bệnh lý về thận như suy thận, u thận hay hẹp động mạch thận; các rối loạn hocmon ở tuyến thượng thận (tiêu biểu là hội chứng Cushing); chứng rối loạn hô hấp trong lúc ngủ; tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giảm cân hoặc liệu pháp thảo dược; phụ nữ có thai, tiền sản giật; một số khuyết tật bẩm sinh (hẹp eo động mạch chủ, …); sử dụng chất kích thích, ...v.v...

Ai có nguy cơ dễ mắc cao huyết áp?

  • Người cao tuổi: tuổi càng cao tỷ lệ tăng huyết áp càng tăng. Khi cơ thể già đi theo thời gian, mạch máu sẽ mất dần độ đàn hồi và đưa đến nguy cơ gây cao huyết áp
  • Gia đình có người thân mắc bệnh huyết áp cao
  • Người mắc một số bệnh mãn tính như: bệnh thận, đái tháo đường, hay ngưng thở khi ngủ
  • Thừa cân, béo phì
  • Không hoạt động thể chất, ít tập thể dục
  • Ăn uống quá nhiều muối (có thói quen ăn mặn)
  • Nghiện thuốc lá
  • Uống quá nhiều bia rượu: Nam uống nhiều hơn 2 chén rượu mạnh (60ml)/ngày, nữ uống nhiều hơn 1 ly rượu vang (100ml)/ngày có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Chủng tộc: Người da đen có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn so với người da trắng và da vàng.
  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng thường xuyên có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Các biến chứng nguy hiểm của huyết áp cao

Huyết áp cao là một căn bệnh nguy hiểm, thời gian ủ bệnh lâu, nhưng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Huyết áp càng lớn, càng không kiểm soát được càng dẫn đến nhiều biến chứng.

 

 

 

 

 

Các biến chứng nguy hiểm của huyết áp cao

Các biến chứng nguy hiểm của huyết áp cao

  • Biến chứng lên mạch máu: Khi bị huyết áp cao, áp lực trong lòng mạch bị tăng lên, theo thời gian sẽ làm mất tính đàn hồi của mạch máu và làm động mạch bị xơ cứng. Do áp lực liên tục làm động mạch giãn và gây nên chứng phình động mạch rất nguy hiểm. Phình động mạch chủ nếu không được phát hiện, xử trí kịp thời có thể bị vỡ và dẫn đến tử vong.
  • Đau tim: Huyết áp cao có thể gây xơ cứng và dày các thành động mạch (xơ vữa động mạch),thiếu máu cơ tim, có thể dẫn đến một cơn đau tim, đột quỵ.
  • Suy tim: Tăng huyết áp cũng làm cho tim phải hoạt động mạnh làm cơ tim dày (phì đại tâm thất trái) làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim để bơm máu đến các cơ quan khác lâu dần cơ tim suy yếu và dẫn đến tim to, suy tim.
  • Biến chứng lên não: Huyết áp cao làm tăng nguy cơ xuất huyết não (tai biến mạch máu não) gấp 10 lần. Thực tế đã cho thấy huyết cao cao là nguyên nhân của 80% các trường hợp đột quỵ.
  • Gây suy thận: Thận là một trong những bộ phận đóng vai trò giữ cho huyết áp của cơ thể được bình thường. Bệnh huyết áp cao gây hư hại các mạch máu trong thận làm thận mất chức năng lọc, làm hẹp động mạch thận, từ đó gây suy thận.
  • Gây các bệnh về mắt: Tăng huyết áp khiến tất cả các mạch máu nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng, kể cả các mạch máu tới mắt.Tăng huyết áp có thể gây ra bệnh lý võng mạc, thậm chí mù mắt.
  • Bệnh động mạch ngoại vi: Cao huyết áp liên tục có thể ảnh hưởng đến các mạch máu ở tứ chi. Nó có thể làm thu hẹp và cứng các mạch máu ở chân dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD).
  • Biến chứng khác: Huyết áp cao có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, nhất là chứng ngừng thở khi ngủ (OSA); ảnh hưởng tới sự chuyển hóa canxi dễ gây loãng xương, gãy xương, đặc biệt ở người cao tuổi.

Điều trị bệnh huyết áp cao 

Mục tiêu điều trị là đưa huyết áp về dưới 150/90 mmHg đối với người bình thường từ 60 tuổi trở lên, về dưới 140/90 mmHg đối với người bình thường dưới 60 tuổi, về dưới 130/80 mmHg đối với người suy thận/đái tháo đường

Phương pháp điều trị với thuốc

Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ kê thuốc huyết áp phù hợp. Người bênh không được tự ý sử dụng thuốc huyết áp cũng như không được tự ý bỏ thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Một số nhóm thuốc huyết áp thường được sử dụng: Thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể AT1, thuốc chẹn kênh can xi, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc giãn mạch...

Để kiểm soát tốt huyết áp cho bệnh nhân mà các bác sĩ có thể sử dụng đơn lẻ một loại thuốc hay sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc huyết áp.

Phương pháp điều trị bằng thay đổi lối sống 

Thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp cao

Thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp cao

Ngoài việc kiểm soát huyết áp cao bằng thuốc, người bệnh cần phải thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp, bằng cách:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý:: Tăng cường ăn trái cây, rau, ngũ cốc và thực phẩm từ sữa ít chất béo. Các thực phẩm giàu kali, có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp cao. Ăn ít các chất béo bão hòa.
  • Ăn giảm muối: Chỉ nên ăn 2-3 g muối mỗi ngày để hạn chế tăng huyết áp. Hạn chế các thực phẩm đóng hộp có hàm lượng muối cao.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Giảm cân nặng nếu thừa cân, béo phì.
  • Tăng cường hoạt động thể chất. Thường xuyên luyện tập có thể giúp giảm huyết áp. Nên luyện tập ít nhất 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày.
  • Hạn chế uống rượu, không hút thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích để hạn chế tăng huyết áp.
  • Giải tỏa căng thẳng- stress. Tránh các stress trong cuộc sống, tập thư giãn như hít thở sâu hay tập thiền.
  • Theo dõi huyết áp ở nhà. Nên có máy đo huyết áp điện tử tại nhà để theo dõi huyết áp thường xuyên và kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp hàng ngày.

Tất cả những bệnh nhân cao huyết áp đều nên sử dụng chế phẩm Dong riềng đỏ, được chiết xuất từ cây Dong riềng đỏ của người dân tộc Dao, đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học Bản địa Việt Nam cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận Dong riềng đỏ có tác dụng hạ huyết áp ngoài ra còn hỗ trợ chữa suy tim; điều hòa nhịp tim, giãn vi mạch vành tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và an thần. Để được tư vấn về bệnh cũng như cách sử dụng chế phẩm Dong riềng đỏ vui lòng liên hệ Bác sĩ Tim mạch theo số 0932 319 099.

Biên tập bởi: Bác Sĩ Tim Mạch

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin