Skip to content

Bốn bước cơ bản trong kiểm soát tăng huyết áp

Bác Sĩ Tim Mạch 18.07.20154380 lượt xem
Tăng huyết áp là bệnh mãn tính cần được theo dõi dài ngày ở các cơ sở khám bệnh, tối thiểu bệnh nhân phải được khám và cấp thuốc 1 tháng/ 1 lần. Bốn bước cơ bản trong kiểm soát tăng huyết áp

Quy trình khám và kiểm soát tăng huyết áp không quá phức tạp đối với các thầy thuốc, nhưng cần phải tuân thủ 4 bước cơ bản đó là:

Bốn bước cơ bản trong kiểm soát tăng huyết áp

Bốn bước cơ bản trong kiểm soát tăng huyết áp ( Ảnh minh họa)

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù.....Hoặc bị bệnh mạch vành thì bạn hãy hỏi thăm ý kiến Bác sĩ theo số: 0932 319 099 để được hướng dẫn cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả bằng cây Dong riềng đỏ, bệnh này đặc biệt không được chủ quan.

Bước 1: Đánh giá nguy cơ tim mạch tổng thể khi khám bệnh

  • Đo huyết áp theo đúng quy trình chuẩn ở cả hai bên cánh tay.
  • Phát hiện các yếu tố nguy cơ tim mạch khác: (1) Tiền sử tai biến mạch máu não hoặc đái tháo đường hoặc rối loạn lipid máu; (2) Tuổi (Nam > 55 tuổi, Nữ > 65 tuổi); (3) Quá cân hay béo phì hoặc béo bụng; (4) Hút thuốc; (5) Uống nhiều rượu; (6) Lười vận động; (7) Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (Nam < 55 tuổi, Nữ <65 tuổi); (8) Chế độ ăn mặn hoặc ít rau quả hoặc nhiều chất béo động vật …

Bước 2: Xác định giai đoạn tăng huyết áp và chiến lược 

  • Nếu huyết áp bình thường (<120mmHg/<80mmHg) thì tiến hành giáo dục truyền thông chung sức khỏe và lối sống tích cực cho bệnh nhân; khuyến khích khám đánh giá huyết áp định kỳ hàng năm.
  • Nếu ở giai đoạn tiền tăng huyết áp (120 – 130mmHg/80 – 89mmHg),được xếp vào loại nguy cơ thấp thì tư vấn truyền thông về tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch; theo dõi huyết áp hàng tuần, đánh giá lại sau 3 tháng.
  • Nếu ở giai đoạn tăng huyết áp Độ 1 (140-159mmHg/90-99mmHg),được xếp vào loại nguy cơ trung bình, thì cần phải tích cực thay đổi lối sống và hạn chế các yếu tố nguy cơ trong 3 tháng. Theo dõi huyết áp hàng tuần, và đánh giá lại hàng tháng; dùng thuốc nếu đã có tổn thương cơ quan đích (tim, thận, não, mắt).
  • Nếu ở giai đoạn tăng huyết áp Độ 2 (160 – 179mmHg/100-109mmHg ),được xếp vào loại nguy cơ trung bình cao thì cần thay đổi lối sống kết hợp kiểm soát các yếu tố nguy cơ và dùng thuốc hạ huyết áp; theo dõi huyết áp hàng ngày, đánh giá lại hàng tháng.
  • Nếu ở giai đoạn tăng huyết áp Độ 3 (≥ 180mmHg/≥110mmHg ),được xếp vào loại nguy cơ cao – rất cao thì cần phải thay đổi lối sống + kiểm soát các yếu tố nguy cơ + dùng thuốc hạ áp. Chuyển khám chuyên khoa tim mạch hoặc bệnh viện tuyến trên nếu cần thiết. Theo dõi huyết áp hàng ngày, đánh giá lại hàng tháng.

Bước 3: Xác định huyết áp mục tiêu và phương án kiểm soát tăng huyết áp

  • Xác định mục tiêu huyết áp : đưa huyết áp < 140/90mmHg (<130/80mmHg nếu có đái tháo đường hoặc bệnh thận mãn tính).
  • Tư vấn tích cực để thay đổi lối sống và hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
  • Chọn thuốc khởi đầu (tùy theo bệnh nhân có hay không có ưu tiên dùng mốt số loại thuốc hạ áp cụ thể).

+ Tăng huyết áp độ 1: lợi tiểu nhóm thiazide liều thấp (được ưu tiên lựa chọn) hoặc chẹn kênh canxi.

+ Tăng huyết áp độ 2, 3: thường phải phối hợp từ 2 loại thuốc trở lên (lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển/UCTT, chẹn bêta giao cảm …).

  • Nếu huyết áp chưa đạt mục tiêu : cần điều chỉnh liều thuốc tối ưu hoặc bổ sung thêm 1 loại khác đến khi đạt huyết áp mục tiêu. Nếu sau đó vẫn không đạt mục tiêu, thì chuyển lên tuyến trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch.

bon-buoc-co-ban-trong-kiem-soat-tang-huyet-ap-2

Xác định giai đoạn tăng huyết áp và chiến lược

Bước 4: Theo dõi định kỳ và giám sát

  • Huyết áp <140/90mmHg: tiếp tục tuyên truyền để duy trì lối sống tích cực, phối hợp với thuốc hạ huyết áp; tiếp tục duy trì phác đồ đã đạt mục tiêu và theo dõi lại định kỳ hàng tháng.
  • Huyết áp ≥ 140/90mmHg: khuyến khích tích cực thay đổi lối sống và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Theo dõi lại hàng tháng. Cân nhắc việc tăng liều hoặc bổ sung một loại thuốc hạ áp khác ( phối hợp nhiều loại thuốc hạ áp). Nếu huyết áp vẫn khó kiểm soát thì chuyển tuyến trên haowcj gửi khám chuyên khoa tim mạch.
  • Có tác dụng phụ: cân nhắc thay thế bằng 1 loại thuốc hạ áp ít tác dụng phụ hơn. Theo dõi lại hàng tháng. Khuyến khích tích cực thay đổi lối sống và hạn chế các yếu tố nguy cơ.

Bệnh huyết áp nếu không kiểm soát tốt, rất dễ biến chứng thành các bệnh tim mạch nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện có các biểu hiện của bệnh huyết áp, bạn nên sớm đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời.

Để được chữa Tăng huyết áp hiệu quả, vui lòng điện thoại hoặc zalo số máy 0932 319 099 để Bác sĩ tim mạch tư vấn và khám trực tiếp

Biên tập bởi Bác sĩ tim mạch

*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin