Skip to content

Chế độ dinh dưỡng cần thiết giúp phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch

Bác Sĩ Tim Mạch 12.01.20172434 lượt xem
Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tình trạng này dễ xảy ra ở những bệnh nhân những người có chế độ ăn uống bất hợp lý, dư thừa chất béo, thiếu rau xanh, hút thuốc lá, uống rượu bia… Vậy, chế độ ăn như thế nào sẽ giúp phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chế độ dinh dưỡng cần thiết giúp phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch

Chế độ dinh dưỡng cần thiết giúp phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là gì?

Động mạch là những ống dẫn máu từ tim đi cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Ở người bình thường trẻ tuổi, mặt trong của các động mạch thường nhẵn bóng; khi xuất hiện các mảng xơ vữa sẽ thấy những chỗ nổi lên, đó là những mảng xơ vữa động mạch.

Xơ vữa động mạch thường xảy ra khi các lớp bên trong động mạch bị tổn thương do các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá thuốc lào; rối loạn chuyển hóa lipid máu; tăng huyết áp; đái tháo đường; hít phải khói thuốc lá rất nhiều sẽ làm đẩy nhanh sự phát triển của các mảng xơ vữa trong lòng động mạch.Xơ vữa động mạch có thể xảy ra, ảnh hưởng đến bất kỳ động mạch nào trong cơ thể, bao gồm cả động mạch ở tim, não, cánh tay, chân, xương chậu và thận. Do thành động mạch bị tổn thương, theo thời gian, các chất béo, cholesterol, tiểu cầu, tế bào mảnh vỡ và canxi lắng đọng trên thành động mạch làm xuất hiện mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa này sẽ hình thành theo thời gian và có thể dính lại với nhau hình thành cục máu đông, khi bị bung ra có thể bít tắc lòng mạch gây biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim.

Chế độ dinh dưỡng cần thiết giúp phòng và điều trị xơ vữa động mạch

Một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh có thể góp phần làm giảm sự phát triển xơ vữa động mạch, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Vì vậy, chúng  ta nên bắt đầu ngay từ bây giờ bằng việc thay đổi đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Mục tiêu của việc thay đổi chế độ ăn là làm giảm tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, đo đó, lựa chọn thực phẩm trong mỗi bữa ăn hàng ngày là điều cần thiết.

Chất đạm (protein)

Bạn nên lựa chọn nguồn cung cấp chất đạm hàng ngày từ thịt nạc, cá…; protein thực vật như đậu, đỗ,... và các sản phẩm sữa ít béo. Nên cân bằng các bữa ăn với các nguồn protein khác nhau.

Cá: Nên ăn nhiều cá, cá giàu protein và dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể. Một số loại cá như cá hồi, cà thu, cá ngừ, cung cấp cho bạn acid béo omega-3 có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo Hiệp hội Tim mạch khuyến cáo, bạn nên ăn 2 đến 3 bữa cá mỗi tuần.

Chất béo

Bạn không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo, không nên hấp thu quá 200mg cholestero/ngày. Cholesterol có nhiều trong thịt màu đỏ, mỡ, bơ, nội tạng động vật (tim, gan, bầu dục, lòng lợn, thiết canh, não,...),da gà, da vịt,... Ăn nhiều các thực phẩm này sẽ làm tăng tình trạng mỡ máu cao và xơ vữa động mạch.

Bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều trans-fat (chất béo chuyển hóa) vì chúng làm tăng lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Những thức phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa bao gồm: thịt, các loại bánh rán ở nhiệt độ cao, dùng dầu, các loại dầu ăn sử dụng lại nhiều lần; bơ, các loại món ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ngọt,... Bạn nên kiểm tra nhãn thực phẩm có ghi dùng “dầu hydro hóa một phần” thường có nhiều trans-fat.

Trong chế biến món ăn, bạn nên dùng chất béo không bão hòa có trong các loại dầu như canola, oliu, đậu phộng, dầu vừng,...

Tinh bột

Bạn nên lựa chọn nhóm thực phẩm chứa tinh bột kèm nhiều chất xơ như gạo lứt, gạo lật,... vì trong đó có chứa nhiều chất xơ hòa tan. Trong 100g gạo lật có 3,5g chất xơ, nhưng trong gạo trắng chỉ có 1g chất xơ…

Rau quả, trái cây

Chế độ ặn hàng ngày của bạn nên ăn nhiều rau xanh (khoảng 500g rau xanh các loại/ngày) vì rau là nguồn cung cấp chất xơ, các vitamin và chất khoáng. Bạn nên sử dụng các loại rau có màu xanh đậm, rau có màu tím (như bắp cải tím,...),nhất là các loại rau thơm có nhiều chất chống oxy hóa tốt.

Trái cây là một nguồn cung cấp dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nên ăn khoảng 100-300g quả chín mỗi ngày. Nên chọn các loại quả chín ít ngọt để tránh tăng cân, nên ăn quả chín dạng miếng để tăng cường chất xơ.

Hạn chế muối ăn

Bạn không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt muối, dưa, cà muối, các món kho, rim, muối… các loại nước sốt… thường nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, và tăng thêm các yếu tố nguy cơ làm xơ vữa động mạch. Nên tạo thói quen nấu các món ăn trong gia đình nên nhạt, dùng ít nước chấm để phòng tránh bệnh tim mạch nói chung và xơ vữa động mạch nói riêng.

Hạn chế đường trong khẩu phần ăn

Bạn không nên dùng các loại đồ uống và thực phẩm nhiều đường sucrose, glucose, fructose, maltose, dextros: xiro, nước ngọt,... vì chúng gây tăng cân và làm gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch.

Hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá

Khói thuốc là là một trong những yếu tố nguy cơ góp phần làm gia tăng quá trình hình thành các mảng xơ vữa, cũng như các bệnh lý khác, do đó bạn không nên hút thuốc lá thuốc lào để bảo vệ sức khỏe.

Bạn cũng không nên lạm dụng các loại đồ uống có cồn (rượu, bia,..) vì nó gây ra tình trạng tăng huyết áp, tăng cân khi uống nhiều, gây nghiện, và phụ thuộc vào chúng. Khi bạn uống 1 lon bia sẽ cung cấp cho cơ thể 120kcal, nếu uống 4 lon bia sẽ có năng lượng tương đương có trong 1 bát phở bò. Vì vậy, việc sử dụng nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.

Ngoài có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch bạn cần có một chế độ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên  giúp rèn luyện sức khỏe, điều hòa lưu lượng máu, hỗ trợ phòng và điều trị bệnh xơ vữa động mạch nói riêng và bệnh tim mạch nói chung.

CARDOCORZ LÀ SẢN PHẨM DUY NHẤT Ở VIỆT NAM CÓ THÀNH PHẦN CAO DONG RIỀNG ĐỎ - HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH HIỆU QUẢ, MỘT LẦN UỐNG 3 VIÊN CARDOCORZ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI ĂN 1 CÂY DONG RIỀNG ĐỎ TRƯỞNG THÀNH “

Nguồn: https://bacsitimmach.com.vn/

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5
Quảng cáo cuối bài tin